Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên. Lúc này, gia chủ cần nhớ rằng có 3 thứ cần phải hạ xuống, không thể tiếp tục để trên bàn thờ nếu không tài lộc sẽ khó tụ.
Vào những ngày Tết, các gia đình đều sắp xếp các lễ vật như bình hoa, bánh kẹo, bình rượu,… lên bàn thờ. Sau khi hết Tết, làm lễ hóa vàng xong xuôi thì gia chủ có thể hạ lễ vật trên bàn thờ xuống.
Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên. Lúc này, gia chủ cần nhớ rằng có 3 thứ cần phải hạ xuống, không thể tiếp tục để trên bàn thờ nếu không tài lộc sẽ khó tụ.
1. Bình hoa héo tàn
Bình hoa tươi là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, đó có thể là bình hoa đào, hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc vàng,… Khi hết Tết, gia chủ cần hạ những bình hoa héo tàn xuống ngay, không nên tiếp tục để trên nữa. Bởi nếu để hoa héo, bình hoa bốc mùi trên bàn thờ là một điều bất kính.
2. Tiền giấy, vàng mã
Theo quan niệm dân gian, ông bà tổ tiên dù đã mất nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở thế giới bên kia. Vì vậy vào những ngày lễ Tết, con cháu thường cúng tiền giấy, vàng mã để thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên.
Mặc dù là vật phẩm có thể dâng cúng lên bàn thờ gia tiên nhưng tiền giấy, vàng mã không nên để lâu trên bàn thờ. Sở dĩ như vậy vì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc làm ăn của gia chủ, khiến công việc khó hanh thông, gặp chuyện ngáng đường cản trở, làm mãi không thấy tiền đâu mà thậm chí còn mất tiền hao của.
Do đó khi làm lễ hóa vàng, gia chủ nên hóa tiền giấy, vàng mã luôn, không nên để trên bàn thờ. Như vậy đường tài lộc, sự nghiệp của gia chủ mới hanh thông.
3. Cành vàng lá ngọc
Vào đầu năm, nhiều gia đình thường đi đền, chùa và xin cành vàng lá ngọc về trưng trên bàn thờ gia tiên nhà mình để cầu mong sự phú quý, bình an và hạnh phúc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là điều không nên.
Cành vàng lá ngọc chỉ được xem là đồ trang trí, không phải cúng phẩm dâng lên ban thờ nên chỉ bày cho đẹp mắt chứ không có ý nghĩa thờ cúng. Vì vậy những thứ đồ giả này không cần thiết phải bày lên bàn thờ.
Ngoài ra, bạn không thể chắc chắn đề độ tốt của vật phẩm này, rằng nó có được bày bán ở chỗ sạch sẽ không, bảo quản thế nào, có bị nhiễm ô uế không,…Để trên bàn thờ có thể gây nhiễu loạn trường khí, khiến khu vực thờ cúng bị nhiễm khí xấu, bụi bẩn, ảnh hưởng tới tài vận của các thành viên trong gia đình.
Khu vực ban thờ cần nhất là sự sạch sẽ, gọn gàng, trang nghiêm và tấm lòng thành kính, thành tâm của con cháu, tránh bày bừa cành vàng lá ngọc hay vàng mã, đồ giả. Chính vì vậy nếu đã trót trưng cành vàng lá ngọc trên bàn thờ ngày Tết thì khi hết Tết gia chủ nên hạ xuống càng sớm càng tốt để tránh mất lộc.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!