"Bà bầu Lưu Diệc Phi" vượt cạn xong nói 1 câu thôi nhưng chạm đúng nỗi lòng của nhiều người mẹ

Thy Dung - Ngày 25/06/2024 09:50 AM (GMT+7)

Khi bạn làm mẹ của một thiên thần. Chỉ cần khi bạn thấy con mình bình an khỏe mạnh thì mọi đau đớn khác đều không quan trọng nữa rồi.

Mấy ngày hôm nay, trên mạng xã hội, nhiều bà mẹ bỉm sữa đã rầm rộ chia sẻ cảnh vượt cạn của diễn viên Lưu Diệc Phi trong vai Hoàng Diệc Mai từ bộ phim "Câu chuyện hoa hồng". Phân đoạn này đã thực sự chạm đến trái tim và cảm xúc của nhiều bà mẹ từng trải qua quá trình sinh nở.

Hoàng Diệc Mai hạnh phúc vì em bé khỏe mạnh sau sinh.

Hoàng Diệc Mai hạnh phúc vì em bé khỏe mạnh sau sinh.

Trong phân cảnh đáng chú ý này, khi Diệc Mai vừa sinh con xong, câu nói đầu tiên của cô đã làm nhiều người cảm thấy xúc động: "Không có sẹo đúng không nhỉ, hoàn toàn bình thường”. Lời thoại này không chỉ thể hiện sự lo lắng tự nhiên của một người mẹ sau khi sinh mà còn phản ánh một góc nhìn chân thật và gần gũi về những nỗi lo lắng, trăn trở của người mẹ về cơ thể, sức khỏe của đứa con sau khi chào đời.

Nhiều bà mẹ bỉm sữa đã bày tỏ sự đồng cảm với Diệc Mai, bởi họ cũng từng trải qua những cảm xúc và suy nghĩ tương tự. Cảnh phim đã khéo léo tái hiện lại khoảnh khắc thiêng liêng của sự sống mới, cùng những lo lắng rất đỗi bình thường nhưng sâu sắc của người phụ nữ. Chính những chi tiết chân thực và tinh tế này đã khiến cảnh sinh con của Diệc Mai trong "Câu chuyện hoa hồng" trở nên đặc biệt và đáng nhớ.

Hoàng Diệc Mai nhẹ nhàng ôm con vào lòng.

Hoàng Diệc Mai nhẹ nhàng ôm con vào lòng.

Câu độc thoại của Diệc Mai sau sinh được nhiều khán giả chia sẻ lại trên mạng xã hội: "Con gái yêu quý của mẹ. Hôm nay, lần đầu mẹ và con tạm biệt nhau. Con rời khỏi cơ thể mẹ, háo hức đến với thế giới này. Từ nay trở đi, mẹ không thể dùng cơ thể của mình để bảo vệ con. Nghĩ đến đây, mẹ cảm thấy vô cùng hụt hẫng và lo lắng, đến mức mọi đau đớn khi sinh nở không còn ý nghĩa gì nữa. Con gái của mẹ, quyết định sinh con là điều mẹ muốn từ trái tim, dù đắng hay ngọt, cuộc đời này xứng đáng đến một lần".

Dưới phần bình luận, nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng đồng cảm và nhớ lại khoảnh khắc được lên chức mẹ, cái khoảnh khắc nghe thấy tiếng con khóc chào đời, có lẽ lúc đó đối với mẹ thì con xấu hay đẹp không còn quan trọng nữa, chỉ mong sao con hoàn toàn lành lặn, khỏe mạnh là lúc đó mẹ đã có thể thở phào nhẹ nhõm rồi.

Nhiều tài khoản trên mạng xã hội chia sẻ:

- “Giống mình, câu đầu tiên khi mình tỉnh lại là: ‘Con em đủ ngón tay ngón chân đúng không bác sĩ’”.

- “Còn mình thì câu đầu tiên là: ‘Chị ơi, có cái gì mát mát chạm vào người em, bác sĩ nói ‘dây rốn chứ cái gì đâu, tay đâu, ôm con đi’”.

- “Hồi mình sinh bé đầu, đếm nhầm ngón chân con thấy hoảng lắm, xong mắt bé do mới sinh chưa lâu mình nhìn tưởng mắt con không đều. Đúng là lần đầu làm mẹ nhiều điều lo lắng cho con lắm. Chỉ mong con lành lặn khỏe mạnh”.

- “Mình mới sinh xong cũng hỏi y tá ‘Chị ơi con e bình thường (ý là lành lặn) không hả chị?’. Chị y tá nói: ‘Ừ, bình thường mà có gì đâu bất thường em’”.

- “Lúc mình mới sinh con trai. Nhìn từ đầu xuống chân coi có đủ tay chân mắt mũi không, nhìn con nguyên vẹn rồi bật khóc luôn”.

Thực sự bước qua cánh cửa trưởng thành, không phải là từ hiểu chuyện, mà là từ bản thân bạn tự khắc hy sinh vì con bạn, tự thấy những gì trải qua đều xứng đáng không cảm thấy thiệt thòi. Đó chính là khi bạn làm mẹ của một thiên thần. Chỉ cần khi bạn thấy con mình bình an khỏe mạnh thì mọi đau đớn khác đều không quan trọng nữa rồi.

Tại sao tâm lý các bà mẹ thường lo lắng sau khi sinh con?

Tâm lý lo lắng sau khi sinh con là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ. Các nguyên nhân chính bao gồm:

- Sự biến đổi hormone: Sau khi sinh, mức hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột, gây ra các biến đổi tâm lý như lo lắng, buồn bã và dễ thay đổi cảm xúc.

- Trách nhiệm mới: Việc trở thành mẹ mang lại trách nhiệm lớn, đặc biệt với những người lần đầu tiên làm mẹ. Sự lo lắng về việc chăm sóc con cái, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho đứa trẻ có thể gây ra căng thẳng.

- Thiếu ngủ: Trẻ sơ sinh thường thức dậy nhiều lần trong đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ của người mẹ, dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng.

- Thay đổi cuộc sống: Sự thay đổi trong lối sống, bao gồm việc phải điều chỉnh lịch trình hàng ngày, có thể làm tăng cảm giác lo lắng.

- Sự hỗ trợ: Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè có thể làm tăng cảm giác cô đơn và áp lực.

- Lo lắng về sức khỏe của con: Mẹ có thể lo lắng về các vấn đề sức khỏe của con, từ những dấu hiệu nhỏ như khóc nhiều, ăn ít, đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

- Lo lắng về bản thân: Sau khi sinh, cơ thể của người mẹ trải qua nhiều thay đổi. Sự lo lắng về hình dáng cơ thể, sức khỏe và khả năng phục hồi cũng là một yếu tố đáng kể.

- Kinh nghiệm cá nhân: Những trải nghiệm trước đây, như từng bị sảy thai hoặc gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh con, có thể làm tăng mức độ lo lắng.

- Áp lực từ xã hội: Áp lực từ xã hội và gia đình về việc phải là một người mẹ hoàn hảo có thể tạo ra cảm giác căng thẳng và lo lắng.

- Tâm lý hậu sản: Một số phụ nữ có thể trải qua tâm lý hậu sản (baby blues) hoặc thậm chí trầm cảm sau sinh, một trạng thái tâm lý nghiêm trọng hơn cần được chú ý và điều trị kịp thời.

Sự lo lắng sau sinh là một phản ứng tự nhiên và phổ biến. Tuy nhiên, nếu cảm giác này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia y tế để có sự hỗ trợ cần thiết.

Những lão ông săn sóc khi vợ trẻ mang bầu, sinh xong còn tự tay chăm con
Những cụ ông này dù lớn tuổi nhưng yêu thương và chăm sóc vợ trẻ hết mực.

Khi vợ mang bầu

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ