Những em bé sơ sinh này khi chào đời vẫn nằm nguyên trong túi nước ối của mẹ. Đây là hiện tượng đẻ "bọc điều" mà nhiều người quan niệm con sinh ra sẽ rất may mắn.
Mới đây, ngày 24/8/2022, tại một bệnh viện đa khoa ở Hà Nội, em bé nặng 2,8 kg ra đời ở tuần thai 36 bằng phương pháp sinh mổ.
Theo bác sĩ trực tiếp mổ cho em bé này cho biết, khi sinh ra, em bé vẫn nằm nguyên trong túi ối. Đây là hiện tượng đẻ bọc điều rất hy hữu.
Được biết, với ca sinh bọc điều này, bác sĩ đã dùng kỹ thuật đỡ em bé trong bọc ối lách ra buồng tử cung, đưa em bé ra ngoài nhẹ nhàng.
Hiện quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, hai mẹ con sản phụ đều khỏe mạnh và đã xuất viện về nhà.
Bé Beo (tên ở nhà) trong ca sinh bọc điều gần đây tại Hà Nội.
Trước đó ngày 29/09/2020, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng đã mổ thành công ca đẻ song thai cho sản phụ Lê Thị Kim C (SN 1990, tại Hải Dương), trong đó một em bé còn nguyên trong túi ối.
Chị C. mang song thai hai bé trai và được chỉ định mổ chủ động. Em bé đầu tiên chào đời sinh mổ bình thường, em bé thứ hai ra đời trong tình trạng đặc biệt còn nguyên túi ối. Điều đặc biệt cả hai đều khỏe mạnh và có cân nặng gần như nhau.
Sản phụ có nên thử đẻ bọc điều khi chọn sinh mổ?
Hiện nay vẫn còn nhiều người tin rằng đẻ bọc điều là một dấu hiệu may mắn cho cả em bé và cha mẹ. Do đó, nhiều sản phụ có ý nghĩ hay thử đẻ bọc điều khi chọn sinh mổ?
Không có bằng chứng thực tế nào cho thấy một ca sinh bọc điều sẽ tốt hơn so với sinh thường
Không có bằng chứng thực tế nào cho thấy một ca sinh bọc điều sẽ tốt hơn so với sinh thường. Bởi thế, mẹ bầu không nên thử sinh bọc điều do khi đẻ bọc điều túi ối sẽ thay em bé chịu đựng các tác động ngoại lực và tránh bị trầy xước trong quá trình sinh nở.
Tuy nhiên, những tai nạn bất ngờ vẫn có thể xảy đến. Chưa kể, việc đưa cả túi ối ra khỏi bụng mẹ trong quá trình sinh con có thể trở nên trơn trượt và khó xử lý hơn.