Chiều 1/4, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ đẻ thành công cho mẹ bầu Nam Định mang tam thai. Các bé chào đời với tổng cân nặng rất đáng ngạc nhiên: gần 7,5 kg.
Sản phụ trong ca sinh mổ tam thai là chị Đoàn Thị Hạnh, sống ở TP Nam Định. Các bé nhà chị lần lượt có cân nặng là: 2 bé trai nặng 2,15 kg và 2,7 kg; bé gái nặng 2,6 kg. Sau sinh, tình trạng mẹ và 3 bé ổn định.
Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ca mổ do bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Xuân Hải, Trưởng khoa Phụ nội tiết thực hiện.
Ba em bé nhà chị Hạnh có cân nặng lần lượt là 2,15 kg, 2,7 kg và 2,6 kg.
Trước đó, trên thế giới cũng từng ghi nhận trường hợp ca sinh ba với tổng cân nặng gần 9kg. Đó là trường hợp ca sinh ba ở bang Tennessee, Mỹ, đã trở thành đề tài nóng hổi trong bệnh viện khi cân nặng được ghi nhận cho ba em bé mới sinh là gần 9kg.
Jack, Stella và Luke Tipton có cân nặng lần lượt là 3.35kg, 2.87kg và 2.67kg. Tổng số cân nặng là 8.89kg.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên. Họ đã phải cân Jack đến hai lần liền. Mọi người nghĩ thằng bé không thể nặng đến 3.35kg khi sinh ba được. Ngày hôm đó thật ồn ào, náo nhiệt và khó có thể tin được", Kate Tipton, mẹ của ba em bé nhớ lại.
Jack, Stella và Luke Tipton có cân nặng lần lượt là 3.35kg, 2.87kg và 2.67kg. Tổng số cân nặng là 8.89kg.
Bác sĩ của Kate mới gợi ý cô thử tìm hiểu xem mình đã phá kỷ lục thế giới cho cặp sinh ba nặng nhất hay chưa. Kate cho biết cô khá ngỡ ngàng khi phát hiện ra mình chỉ kém kỷ lục thế giới có 1.08kg.
Kỷ lục thế giới Guinness cho bộ ba em bé sơ sinh nặng nhất là 9.97kg được lập tại bang California năm 2004. "Tôi chợt nghĩ nếu mình mang thai thêm một tuần nữa thì không biết sẽ thế nào nhỉ," Kate đùa. "Nhưng tôi muốn bọn trẻ chào đời luôn khi đó. Chúng đã lập kỷ lục nặng nhất trong lịch sử của Trung tâm Y tế UT," Kate kể.
Bác sĩ Mark Hennessy nói rằng trong suốt 25 năm hành nghề, ông chưa từng thấy ca sinh ba nào nặng đến vậy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Mỗi thai nhi sẽ có cân nặng khác nhau bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng như:
- Cân nặng thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, chủng tộc.
- Sức khỏe của bà bầu trong giai đoạn mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thì cân nặng của trẻ khi sinh ra có thể sẽ lớn hơn bình thường.
- Mức tăng cân của mẹ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cân nặng của đứa trẻ trong bụng. Nếu trong giai đoạn mang thai người mẹ lười ăn, ăn ít khiến cho cơ thể không tăng cân hoặc tăng quá ít thì khi sinh con ra trẻ có thể bị thiếu cân, nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng. Ngược lại người mẹ trong quá trình mang thai ăn nhiều, tăng cân quá nhiều dẫn tới nguy cơ phải mổ vì thai quá to.
- Thứ tự sinh con: Thông thường khi sinh con đầu lòng sẽ có xu hướng nhỏ hơn so với con thứ. Ngoài ra nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh của người mẹ quá sát nhau cũng khiến cho cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
- Số lượng thai trong bụng người mẹ: Trong trường hợp người mẹ mang thai đôi, mang đa thai thì cân nặng của những đứa trẻ trong bụng cũng sẽ thấp hơn so với bình thường.
Ngoài ra theo một số nghiên cứu cho thấy sự phát triển của thai nhi trong bụng người mẹ còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tuổi của mẹ, chiều cao, tình dục,…