7 điều người thông minh cảm xúc không làm nơi công sở

Ngày 27/11/2018 10:00 AM (GMT+7)

Hãy cùng tham khảo 7 điều mà người thông minh cảm xúc không bao giờ làm trong chia sẻ sau đây của Trưởng phòng Nhân sự của Careerlink.vn - một trong những trang web uy tín về tuyển dụng và tìm kiếm việc làm nhé!

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất để thành công ở nơi làm việc lẫn trong cuộc sống là thông minh về cảm xúc, đó là khả năng quan sát, hiểu và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực. Chắc rằng bạn đã từng gặp những người dường như có khả năng bẩm sinh để giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp phải không? Vậy sự khác biệt giữa một người thông minh về cảm xúc và một người không mạnh về kỹ năng này là gì? Hãy cùng tham khảo 7 điều mà người thông minh cảm xúc không bao giờ làm trong chia sẻ sau đây của Trưởng phòng Nhân sự của Careerlink.vn - một trong những trang web uy tín về tuyển dụng và tìm kiếm việc làm nhé!

Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink

7 điều người thông minh cảm xúc không làm nơi công sở - 1

Họ không cố gắng chứng tỏ bản thân quan trọng

Trong công sở, luôn có những người tỏ ra bận rộn và căng thẳng, nhưng họ không muốn cho thấy lịch trình công việc mà chỉ cố gắng làm nổi bật tầm quan trọng và cần thiết của mình; hoặc những người luôn muốn chỉ ra những gì bạn đang làm sai, luôn đặt bản thân mình vào vị trí “quyền lực” ngay cả khi họ chỉ là đồng nghiệp ngang hàng với bạn. Những biểu hiện này không bao giờ xuất hiện ở người thông minh cảm xúc bởi họ hiểu rằng tầm quan trọng của họ nằm ở năng lực thực sự, chất lượng công việc chứ không phải chỉ là những biểu hiện “thùng rỗng kêu to”.

7 điều người thông minh cảm xúc không làm nơi công sở - 2

Họ không có những cơn giận dữ

Người thông minh cảm xúc không làm điều này vì họ kiểm soát tốt cảm xúc của mình và họ biết rằng khi bày tỏ sự giận dữ sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh. Họ đã học được rằng giữ bình tĩnh và suy luận hợp lý mới có thể giúp giao tiếp hiệu quả. Khi có ai đó gây cản trở công việc, họ vẫn giữ thái độ điềm đạm và làm việc cùng người đó để tìm giải pháp. Vì họ đã cư xử đẹp nên rất có nhiều khả năng họ sẽ được đền đáp bằng những điều tốt đẹp.

Họ không coi những tổn thất/thất bại là dấu chấm hết

Hầu hết mọi người đều sợ thất bại vì thấy nó như là một sự kết thúc hay sự phán xét về tính cách của họ. Tuy nhiên, sự khác biệt của người thông minh cảm xúc là cách nhìn nhận vấn đề tích cực. Nếu họ không đạt được vị trí thăng tiến, họ nghĩ có lẽ họ không hợp với vị trí đó. Nếu họ mất công việc hiện tại, họ sẽ xem đó là cơ hội để bắt đầu kinh doanh riêng hoặc tìm kiếm việc làm ở một môi trường khác – nơi mà họ cảm thấy sẽ được đánh giá cao hơn. Những gì họ mất không phải là thất bại mà là cơ hội để thử lại.

7 điều người thông minh cảm xúc không làm nơi công sở - 3

Họ không đổ thừa người khác về lỗi lầm đã gây ra

Người thông minh cảm xúc luôn nhận lỗi và chịu trách về những điều họ đã làm. Họ không bao giờ nói những cụm từ như “Đó không phải là lỗi của chúng ta, đó là lỗi của bộ phận tiếp thị”. Họ không bào chữa hay “đá” tránh nhiệm sang cho người khác bởi họ hiểu cảm giác của người bị đổ lỗi là buồn bực, ức chế thậm chí tức giận để rồi xảy ra rạn nứt quan hệ, giảm tiến độ công việc.

Thêm nữa, chuyện phân định “đúng - sai” không quan trọng bằng cách khắc phục. Do đó, người thông minh cảm xúc sẽ nhận lỗi, tìm cách sửa sai và rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.

Họ không cư xử một cách vô cảm

Những người thông minh cảm xúc nhận thức sâu sắc về cảm xúc và cảm nhận của người khác. Họ thể hiện mối quan tâm thực sự với người đối diện và chọn cách tiếp cận phù hợp với từng người với tính cách khác nhau. Điều này cũng có thể được miêu tả là sự đồng cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác.

Họ không lãng tránh những vấn đề khó khăn

Người không có tính thông minh cảm xúc sẽ tránh các rắc rối bởi cảm thấy khó khăn hay không thoải mái để thảo luận bằng cách nói “Chuyện này nên được bàn bạc sau”. Ngược lại, người thông minh cảm xúc nhận ra rằng giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, bởi nếu càng để lâu rắc rối có vượt ra ngoài tầm kiểm soát và tình huống sẽ không thể cứu vãn.

Họ không phớt lờ sự quan trọng của ngôn ngữ cơ thể

Người thông minh cảm xúc luôn theo dõi ngôn ngữ cơ thể của họ để xem bản thân phản ứng như thế nào với cuộc sống xung quanh. Nếu việc đi làm mỗi buổi sáng khiến họ cảm thấy căng thẳng, họ sẽ nghĩ về ý nghĩa của điều đó và tự hỏi liệu rằng họ đã chọn đúng công việc, nghề nghiệp hay chưa. Ngôn ngữ cơ thể là một bài kiểm tra phản ứng để tìm hiểu thêm về cách chúng ta thực sự cảm thấy về mọi thứ xung quanh và tất nhiên, người thông minh cảm xúc sẽ không bỏ lỡ những khoảnh khắc hay dấu hiệu đáng giá này.

Trung Thành.
Nguồn: [Tên nguồn].