Những sáng tạo này quả thực vượt xa trí tưởng tượng của con người bình thường.
1. Giày Chopines, thế kỷ 15 - thế kỷ 17
Ngày nay chỉ còn một số lượng rất ít những đôi giày Chopines bản gốc được trưng bày trong bảo tàng. Giày Chopines xuất hiện từ thời kỳ phục hưng nhưng chúng vẫn là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy đầu thế kỷ 17.
Chopines có một ứng dụng rất thực tế, mục đích chính của chúng là làm cho người mặc nổi bật với chiều cao khủng. Có những đôi Chopines được thiết kế cao đến 18cm và được thiết kế rất lộng lẫy và cực đắt tiền.
Những đôi giày này thường được làm từ gỗ hoặc bao phủ bằng vải nhung hoặc tơ lụa. Chúng được trang trí bằng vải ren bạc, đinh bấm và tua rua lụa sang trọng. Tuy nhiên có một thiệt thòi rằng Chopines hiếm khi được lộ diện bởi phụ nữ thời điểm đó thường mặc những bộ váy dài trùm chân.
2. Giày mũi siêu dài, thế kỷ thứ 19
Giày mũi dài đã từng có mặt trong danh sách các thiết kế giày dành cho nam giới trong suốt lịch sử nhưng vào thế kỷ thứ 19, mũi giày của nam giới được thiết kế dài hơn cả. Tuy nhiên, trên thực tế, mẫu giày này ít được ứng dụng trong thực tế mà chỉ dùng như một phụ kiện để giải trí hoặc biểu tượng của địa vị.
3. Giày Crystal Lady Pointe của nhà thiết kế Noritaka Tatehana, năm 2011
Lady Gaga và Daphne Guinness là hai trong số những người hâm mộ các thiết kế giày "thách thức trọng lực" của nhà thiết kế người Nhật Bản, Noritaka Tatehana.
Đôi giày "Lady Pointe" đính pha lê lấp lánh là một trong các thiết kế quá sức ấn tượng của Noritaka với chiều cao khủng 45cm. Thực sự không có một ai có đủ táo bạo để bước đi trên đôi giày này.
4. Vivienne Westwood, 1993
Chính vì đôi giày này mà người mẫu nổi tiếng Naomi Campbell đã ngã sõng soài trong show diễn Vivienne Westwood vào năm 1993.
5. Giày Matidi của phụ nữ Mãn Châu, thế kỷ 19
Giống như đôi giày Chopines của phụ nữ Châu Âu, giày của phụ nữ Mãn Châu có phần đế giống như đế bê tông, giúp phụ nữ đạt đến chiều cao mong ước. Giày Matidi được đặc trưng bởi chất liệu lụa được thêu hoa văn tinh tế.
6. Boot Master John, 1970s
Trong suốt thế kỷ 19 và 20, xã hội không ủng hộ nam giới đi giày cao gót cho tới những năm 1970 khi họ trải qua thời kỳ phục hưng vô cùng rực rỡ. Nam giới sẽ phải cảm ơn Marc Bolan và David Bowie cho các thiết kế platform siêu cao dành cho nam giới.
7. Giày Nova của Zaha Hadid, 2013
Kiến trúc sư Zaha Hadid đưa ý tưởng kiến trúc của ông vào thiết kế giày tạo nên những tác phẩm đáng kinh ngạc và thậm chí là ngoài sức tưởng tượng của con người. Cấu trúc thông minh này được làm bằng một lớp vỏ cao su kết hợp với cấu trúc xếp lớp ở bên trong.
8. Giày Mojito, 2009
Đôi giày này được thiết kế giống như phần vỏ quả chanh được cắt thành chuỗi dài. Nó được làm từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Kiến trúc sư Julian Hakes đã sử dụng công nghệ in ấn 3D để tạo nên một thiết kế giày đầy sáng tạo.
9. Boot "Scotty", 2010
Mặc dù được làm từ chất liệu polyurethane thường được sử dụng để làm giày thể thao nhưng có lẽ sẽ không có ai dám chạy trên đôi boot Scotty này. Phần gót của Scotty được thiết kế rất khác thường và "hiểm trở" tuy nhiên nhờ sử dụng chất liệu polyurethane nên đôi giày này vẫn mang đến cảm giác thoải mái và khá chắc chắn.
10. Đế xuồng cầu vồng của Ferragamo, 1938
"Ông vua giày", Ferragamo đã mang đến cho thế giới những đôi giày platform một cuộc cách mạng khi vào cuối những năm 1930 ông đã sáng tạo nên đôi giày đế xuồng được ghép từ những miếng gỗ bần đầy màu sắc.
11. Giày Slap, thế kỷ 17
Ngày xưa, khi mặt đường chưa được trải nhựa mà chỉ là con đường đất đầy bùn nhão vào ngày mưa, đôi giày cao gót thường bị lún sâu dưới lớp bùn gây khó khăn khi di chuyển. Chính vì thế, vào khoảng thế kỷ thứ 17, một đôi giày cao gót được đóng trên một tấm gỗ bằng phẳng đã được ra đời để ngăn chặn tình trạng này. Âm thanh vỗ cộp cộp ( slap, slap) mà đôi giày phát ra đã được dùng để đặt tên cho đôi giày này và từ đó nó có tên là "slap shoes".
12. Giày vô hình của Andreia Chaves, 2011
Đôi giày vô hình "Invisible Nakedversion" của Andreia Chaves là một phát minh vô cùng sáng tạo được sử dụng công nghệ 3D kết hợp với một bộ khung kiến trúc.
13. Guốc Kabkabs
Những đôi cà kheo gỗ, dập đinh tán bạc có tên gọi là 'Kabkabs' hay 'Nalins' rất phổ biến ở vùng Trung Đông từ thế kỷ 14-17. Chúng xuất hiện với một tác dụng rất thực tế là bảo vệ đôi chân và quần áo khỏi bụi bẩn, bùn đường lầy lội, nhà tắm ẩm ướt.
Những đôi kabkabs của phụ nữ tầng lớp quý tộc thường được khảm với chất liệu đắt đỏ như ngọc trai hay xà cừ. Chúng cao tầm 5-7cm và phần dây đai được làm bằng da, tơ lụa hoặc nhung. Cũng giống như guốc gỗ Okobo Nhật Bản, cái tên Kabkabs xuất phát từ âm thanh phát ra từ đôi cà kheo mỗi khi bước đi.
Cho những dịp đặc biệt như đám cưới, Kabkabs hoàn toàn được bao phủ bằng bạc trang trí hoặc trang sức bạc. Kabkabs sử dụng trong nhà tắm thường có thiết kế rất đơn giản, đôi khi chỉ được khắc một vài họa tiết nhỏ ở đế và dây đai bằng da.
14. Xăng đan Padukas
Padukas là tên một kiểu giày lâu đời nhất trong lịch sử Ấn Độ. Chúng có thiết kế vô cùng đơn giản chỉ với một chiếc đế và một chiếc núm tròn để kẹp giữa ngón chân cái và ngón thứ 2. Padukas thường được làm từ bạc, gỗ, sắt và thậm chí là ngà voi. Đặc biệt có một loại guốc Padukas đinh nhọn được sử dụng trong thuật khổ dâm.
Khổ dâm là hình thức làm hài lòng sự kích thích tình dục bằng tác động đau đớn xuống cơ thể. Khi đau đớn kéo dài 20-40, cơ thể bắt đầu sinh ra một loại hóa chất dạng như thuốc phiện để làm giảm cảm giác đau đớn. Sự giải phóng của những hóa chất giúp gây mê, phấn khích, say đắm làm tăng cường độ nhạy cảm tình dục. Những đôi padukas đinh nhọn thường được đi bởi những thánh nhân theo đạo Hindu hay người mộ đạo.