Chồng cũ tới chơi xin chung giường một đêm, thấy vật rơi ra từ túi quần anh, sáng hôm sau tôi có quyết định bất ngờ

Ngày 21/01/2025 19:00 PM (GMT+7)

Chồng cũ ngủ say, xoay người để rơi một món đồ trong túi quần ra giường. Vừa nhìn thấy nó, tôi hiểu ra tất cả.

Ly hôn nhưng vẫn ngủ chung giường nghe có vẻ kỳ lạ nhưng tôi nghĩ bản thân sẽ làm được, miễn là điều ấy làm cho con gái tôi cảm thấy hạnh phúc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi và chồng cũ có với nhau 1 cô con gái trước khi ly hôn. Chúng tôi chia tay 2 năm trước, sau đó tôi nuôi con gái nhưng thỉnh thoảng anh vẫn ghé chơi nhà, thăm con hoặc đón đứa bé đi chơi.

Chồng cũ trước kia làm ăn kinh doanh tốt nhưng cũng kể từ sau khi ly hôn, việc làm ăn của anh đi xuống dần, phải bán công ty để trả nợ. Chính vì thế, anh nhiều lần tỏ ra ân hận về việc đã để gia đình tan vỡ kéo theo sự nghiệp cũng không thành. Anh ngỏ ý tái hợp vì thực ra lúc chúng tôi ly hôn cũng không có mâu thuận gay gắt mà chỉ là những bốc đồng của tuổi trẻ.

Mặc dù vậy, tôi vẫn rất gượng gạo trong việc yêu lại chồng cũ. Những lúc như thế, tôi chỉ biết an ủi anh, là người có chí ắt hẳn sẽ nhanh vực dậy. Còn việc tái hợp cần chờ thời gian suy nghĩ.

Cuối tuần trước, chồng cũ ghé nhà chơi, ăn cơm tối. Khi chuẩn bị tiễn anh ra về, con gái tôi lại nảy ra ý tưởng khiến tôi khá lúng túng:

- Mẹ ơi hay mẹ cho bố ngủ lại ở đây một đêm đi mẹ, con muốn ngủ với bố, lâu lắm rồi con không ngủ với bố.

- Không được đâu con, muộn rồi, bố phải về nhà bố để ngủ chứ, bố còn nhiều việc phải làm lắm chứ đâu đã đi ngủ được luôn.

Vậy nhưng chồng cũ nhanh nhảu đáp lời:

- Không, anh không còn việc gì nữa, anh có thể ở đây để ngủ luôn cũng được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hai bố con như bắt được thời điểm vàng, thi nhau năn nỉ tôi cho chồng cũ ở lại ngủ một đêm. Vì lời cầu xin của con gái mà tôi miễn cưỡng phải đồng ý.

Thế nhưng oái oăm thay, trước giờ con gái đi ngủ, tôi sang kiểm tra xem đã thay quần áo ngủ, đánh răng và soạn sách vở đầy đủ chưa thì bé lại đưa ra yêu cầu:

- Mẹ ơi mẹ ngủ ở đây luôn với bố và con đi, lâu lắm rồi gia đình mình chưa ngủ cùng với nhau. Con thích được ngủ cùng với bố và mẹ.

- Không được, con đừng lèo nhèo thêm nhé. Bố mẹ không còn sống cùng nhau nữa nên không thể ngủ chung giường với nhau.

Đứa trẻ lập tức xị mặt xuống tỏ vẻ buồn bã. Chồng cũ và tôi nhìn nhau ái ngại. Anh nói:

- Hay em cứ nằm đây ngủ cùng con đi, khi nào con ngủ rồi em về phòng của mình cũng được.

Có được câu nói của bố, con gái lại bắt đầu lèo nhèo thêm:

- Vâng, thế cũng được mẹ ạ, con chỉ cần hai bố mẹ nằm bên cạnh con đến lúc con ngủ thôi. Các bạn ở lớp con ai cũng khoe như thế mà con thì lâu rồi chưa được.

Câu nói của con gái lại làm trái tim người mẹ như tôi cảm thấy đau lòng. Tôi đồng ý ngủ chung giường với chồng cũ vì lời thỉnh cầu của con.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nằm một lúc thì cả chồng cũ và con gái đều ngủ trước, chỉ có mình tôi là trằn trọc suy nghĩ mãi không ngủ được. Khi chồng cũ ngủ say, xoay người, tôi bỗng phát hiện có 1 thứ trong túi quần của anh bị rơi ra giường. Nhìn kĩ, tôi nhận ra đó là chiếc vòng tay kỉ niệm từ rất lâu của gia đình tôi.

Đó là món quà đôi mà chúng tôi đã mua trong một lần đi du lịch Đà Nẵng cả gia đình. Vừa nhìn thấy nó rơi ra từ túi quần của anh, tôi chợt hiểu ra tất cả. Hóa ra lâu nay anh vẫn đeo chiếc vòng đó trên tay nhưng mỗi lần sang nhà tôi thì tháo ra cất vào túi quần, cốt là không để con gái và tôi nhìn thấy, cả ba đều khó xử. Lâu nay tôi không thấy anh đeo nó nên cứ nghĩ anh cũng đã bỏ chiếc vòng đó đi từ lâu.

Tôi trở về phòng và suy nghĩ mãi về chuyện tái hợp với chồng cũ - đó cũng là mong muốn của con gái tôi.

- Điều ước lớn nhất của con là được sống cùng bố và mẹ như trước kia, con muốn được cả bố và mẹ yêu thương, rồi gia đình mình có em nữa. Con không muốn sống cảnh xa bố như thế này.

Nguyên văn lời ước của con gái hồi đầu năm.

Sau khi nghĩ thông suốt, sáng hôm sau trong bữa ăn sáng, tôi nói với chồng cũ và con gái:

- Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết, anh ở bên kia một mình chắc cũng buồn, hay có muốn dọn về đây đón Tết cùng em và con gái không?

Dĩ nhiên nghe được câu nói đó của tôi, con gãi nhảy cẫng lên sung sướng ôm mẹ còn chồng cũ thì nở nụ cười rõ tươi:

- Sang chứ, nay anh về chuyển hết đồ sang đây nhé.

Nhìn hai bố con cười nói rôm rả, tôi nghĩ Tết này có lẽ là cái Tết vui nhất của con gái.

Tâm sự từ độc giả linhka...

Tái hợp với chồng cũ vì con là một quyết định lớn và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cả hai, con cái và mối quan hệ gia đình. Dưới đây là một số yếu tố người mẹ nên xem xét trước khi đưa ra quyết định:

1. Lý do chia tay

Trước hết, hãy nhìn lại lý do mà bạn và chồng cũ đã chia tay. Nếu những vấn đề đó vẫn còn tồn tại mà không có giải pháp, việc tái hợp có thể không mang lại hạnh phúc cho cả hai. Hãy xem xét xem có những thay đổi nào đã xảy ra trong thời gian qua không, và liệu cả hai có thể xử lý những vấn đề đó một cách trưởng thành hơn hay không.

2. Tình cảm và sự thay đổi

Nếu bạn vẫn còn tình cảm với chồng cũ và tin rằng cả hai có thể xây dựng lại mối quan hệ, đó có thể là một lý do tốt để xem xét tái hợp. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng tình cảm của bạn không chỉ dựa vào trách nhiệm với con cái mà còn vì niềm khao khát hạnh phúc cá nhân.

3. Môi trường cho con cái

Một gia đình có cả cha và mẹ thường mang lại sự ổn định cho con cái. Tuy nhiên, nếu sự tái hợp giữa bạn và chồng cũ dẫn đến căng thẳng, xung đột, hoặc không khí không vui vẻ, điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Hãy cân nhắc xem môi trường nào là tốt nhất cho con bạn.

4. Giao tiếp và sự thỏa thuận

Nếu bạn quyết định tái hợp, giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cả hai cần có những cuộc trò chuyện cởi mở về mong đợi, kế hoạch cho tương lai và cách nuôi dạy con cái. Sự thỏa thuận về cách thức sống chung, chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho mối quan hệ trở nên bền vững hơn.

5. Nhu cầu cá nhân và sự tự lập

Đừng quên xem xét nhu cầu và ước muốn của chính bạn. Việc tái hợp không nên chỉ dựa trên trách nhiệm với con cái. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng có những giá trị riêng và mong muốn xây dựng một cuộc sống mà bạn cảm thấy hạnh phúc.

6. Tư vấn chuyên gia

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định, có thể xem xét tư vấn từ các chuyên gia tâm lý hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và cung cấp cho bạn những gợi ý hữu ích.

Nghe con hỏi Bao giờ mình về ăn Tết với bố và ông bà nội?, tôi òa khóc vì sự thật quá phũ phàng
Mỗi ngày tôi luôn tìm cách nói dối con, cho đến khi đứa trẻ hỏi về việc đón Tết thì bản thân không biết phải nói thế nào.

Làm mẹ đơn thân

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]21/01/2025 17:50 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm