Đằng sau những chiếc chiếc quần Zara hay H&M trị giá 10 đô là mạng sống và là mối đe dọa tới môi trường sống thế giới.
"Thời trang ăn liền" được biết đến là chiến lược kinh doanh của các thương hiệu thời trang giá rẻ như H&M, Zara và Forever 21 nổi tiếng trên khắp thế giới. Chiến lược này phát triển dựa vào việc sao chép ý tưởng từ các xu hướng mới nhất trên sàn catwalk và xào nấu theo phong cách riêng của thương hiệu. Giá cả phải chăng cùng với mẫu mã hiện đại, thời thượng là 2 yếu tố giúp các tín đồ thời trang luôn tìm đến và quay trở lại với Zara hay H&M, để từ đó "thời trang ăn liền" đã và đang trở thành nỗi khiếp đảm của các ông lớn thời trang trên thế giới. Nhất là khi, giữa lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các bà nội trợ thắt chặt chi tiêu, họ coi trọng số lượng hơn chất lượng, hàng hiệu dần trở thành món đồ xa xỉ.
Có thể dễ dàng thấy rằng, "Thời trang ăn liền" rất có lợi cho các tín đồ thời trang mua sắm khi chỉ với số tiền vừa phải họ dễ dàng sở hữu một món đồ thời trang không thua kém gì hàng hiệu. Còn với các nhà sản xuất thì quanh năm, họ đều thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ nhờ việc tung ra các bộ sưu tập thường xuyên, bắt nhịp với thị hiếu của người dùng. Thế nhưng tất cả chỉ giống như một tảng băng trôi. Những điều tốt đẹp nhất chỉ giống như phần băng nổi trên mặt biển và ẩn phía dưới đó là những mối nguy hiểm đe dọa tới môi trường và con người.
"Thời trang ăn liền" đã và đang trở thành nỗi khiếp đảm của các ông lớn thời trang trên thế giới.
Nhiều công ty thời trang giá rẻ vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã tìm kiếm nguồn nhân công tại các nước Châu Á - nơi chi phí cho nhân công khá rẻ và an toàn lao động cũng buông lỏng hơn các khu vực khác trên thế giới. Trong vòng 6 tháng từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013 đã có 2 vụ hỏa hoạn nhà máy khiến 100 công nhân tại Băng-la-đét và hàng trăm công nhân tại Pakistan thiệt mạng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho công nhân của các thương hiệu thời trang ăn liền phải đối mặt với những mối hiểm nguy thường trực. Đầu tiên, mặc dù các công ty có đủ tiêu chuẩn an toàn sản xuất nhưng việc nhận linh kiện, phụ tùng từ một nhà cung cấp khác sẽ không thể đảm bảo an toàn cho việc sản xuất. Thứ 2, với kinh phí hạn chế và hợp đồng ngắn hạn, các ông chủ nhà máy sẽ không cải thiện môi trường làm việc cho công nhân.
Các thương hiệu giá rẻ như Zara, H&M tìm kiếm nguồn nhân công tại các nước Châu Á để tiết kiệm chi phí. Nhưng kéo theo đó là những bất cập liên quan đến an toàn lao động
Trong vòng 6 tháng từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013 đã có 2 vụ hỏa hoạn nhà máy khiến 100 công nhân tại Băng-la-đét và hàng trăm công nhận tại Pakistan phải thiệt mạng
Quang cảnh vụ cháy phân xưởng sản xuất tại Băng-la-đét
Bên cạnh đó, suy thoái môi trường cũng là một trong nhưng hậu quả mà "Thời trang ăn liền" đe dọa tới toàn cầu. Cái lợi trước mắt của người tiêu dùng là họ có thể mua sắm cho mình những món đồ thời trang giá rẻ kiểu dáng bắt mắt thế nhưng đằng sau những chiếc chiếc quần Zara hay H&M trị giá 10 đô là lại là việc hủy hoại môi trường sống. Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất từ tác động của chiến lược sản xuất "hỏa tốc" của thời trang ăn liền. Đặc trưng của thời trang ăn liền là sản xuất nhanh, sản xuất hàng loạt và phải luôn luôn cập nhật xu hướng nhanh nhất nên mỗi năm có rất nhiều sản phẩm bị đào thải. Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm giả rẻ này đều được làm từ chất liệu tổng hợp, được nhuộm màu không thể tự phân hủy và từ đó gây ô nhiễm nguồn nước.
Với số lượng sản xuất ồ ạt khoảng 10.000 thiết kế mỗi năm, hàng năm các thương hiệu giá rẻ đổ vào môi trường khoảng 2 triệu tấn chất thải, đào thải 2 triệu tấn carbon dioxide và sử dụng 70 triệu tấn nước. Những con số này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây kể từ khi "Thời trang ăn liền" phát triển như vũ bão và trở thành một tiêu chuẩn bán lẻ trên khắp toàn cầu.
Hàng năm, công nghiệp "thời trang ăn liền" đào thải hàng triệu tấn chất thải
Mặc dù ẩn chứa mối nguy hiểm đe dọa tới sự phát triển của thế giới thế nhưng thời trang ăn liền vẫn phát triển mạnh mẽ và đầy sức hút do nhu cầu mua sắm hàng hiệu giá rẻ ngày càng tăng. Nhất là khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và các tín đồ thời trang muốn thắt chặt chi tiêu để có thể trang trải những nhu cầu khác trong cuộc sống.
Xem kỳ trước Thời trang ăn liền: 'ác mộng' của ông lớn thời trang