Denim và Jeans là hai chất liệu khác nhau, và còn nhiều câu chuyện thú vị về hai chất liệu 'trẻ mãi không già' này.
Denim và Jean là hai loại chất liệu bất tử, có mặt mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống.
Có thể nói, mặt trời mọc buổi sáng, trăng lên vào buổi đêm, và denim cũng vậy. Thật khó để có một ngày không nhìn thấy denim... nó mang đến sự mộc mạc, sự cổ điển, sự chân thật, sự thoải mái và rất dễ phối đồ.
NTK Phạm Thanh Liêm, một người có nhiều năm đặc biệt gắn bó với các thiết kế từ Denim và Jean đã đưa đến những chỉ dẫn thú vị về hai chất liệu này:
"Jean được dệt từ hai sợi cùng màu, là một loại vải bông thô được làm hoàn toàn từ cotton, đặc biệt bởi sự bền bỉ cho dù đã qua nhiều lần giặt.
Denim được dệt từ một sợi màu và một sợi trắng, bền và đắt tiền hơn jean. Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm (indigo) rất đặc trưng.
Jeans là một loại quần được làm từ vải denim ra đời vào năm 1873 bởi Levis Strauss."
Jean được dệt từ hai sợi cùng màu, là một loại vải bông thô được làm hoàn toàn từ cotton, đặc biệt bền bỉ cho dù đã qua nhiều lần giặt.
Denim được dệt từ một sợi màu và một sợi trắng, bền và đắt tiền hơn jean. Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm rất đặc trưng.
Sự nhầm lẫn thú vị: Denim - Jeans
Không có gì là mãi mãi nhưng Denim và Jean là hai chất liệu được xếp hàng “bất tử” của thời trang, cho dù qua bao nhiêu thăng trầm đó là bởi chất liệu này không hào nhoáng xa hoa mà mang đến sự mộc mạc, sự cổ điển, sự chân thật và hơn hết bởi chính lịch sử của nó.
Một loại vật liệu có thật và rất quen thuộc nhưng lại mơ hồ khi nói đến nguồn gốc ra đời. Một loại vật liệu vượt thời gian và mang đến cuộc sống chúng ta sự thoải mái và một chút hoài cổ mỗi khi mặc lên. Ngay cả thuật ngữ jean và denim cũng có nhiều điều 'nhầm lẫn' thú vị.
Thực chất vải denim bền chắc là chất liệu may thành quần jeans bởi vải jean không bền chắc như vải denim. Tuy vậy cả hai loại vải này đều có thể may thành nhiều kiểu quần, áo, sơ mi, jacket, váy...
Những câu chuyện về lịch sử của chất liệu, nguồn gốc những sợi vải denim thô nhám có thể mất nhiều ngày, nhiều năm để diễn giải mà không thỏa đáng. Denim và Jean vẫn từng ngày đem đến sự tự tin cho hàng triệu người.
Được làm từ vải denim nhưng lại mang tên gọi quần jeans.
Các sản phẩm thời trang từ Denim và Jean khơi dậy cảm hứng sáng tạo vô cùng phong phú.
Cha đẻ của quần Jeans
Nói đến hai chất liệu Denim và Jean không thể không nhắc tới thành phẩm tuyệt vời là chiếc quần có lượng người hâm mộ hàng đầu thế giới: quần jeans. Chiếc quần này được ra đời vì nhu cầu lao động của con người, qua óc sáng tạo của Levi Straus.
Levi Strauss sinh năm 1829, ở Buttenheim, Đức trong một gia đình lao động nghèo. Ông cùng cả nhà di dân sang Mỹ vào năm 1847. Levis Strauss tới San Fransisco theo những người đào vàng mở cửa hàng quần áo và tạp hoá nhỏ. Ở đây ông nhận sửa chữa và may vá quần áo cho công nhân đào vàng.
Công việc đào vàng vất vả thường khiến quần áo công nhân rách nát, họ mang đến cho Levis Strauss yêu cầu làm chiếc quần bảo hộ bên chắc. Strauss đã dùng những cuộn vải bạt thường làm lều ngủ cho công nhân để đáp ứng nhu cầu của khách, và chiếc quần sơ khai của jeans được ra đời.
Levi Strauss sinh năm 1829, ở Buttenheim, Đức sau khi cùng gia đình di cư sang Mỹ đã tạo nên chiếc quần jeans, khi ấy là món đồ bảo hộ lao động cho thợ đào vàng.
Trải qua nhiều thể nghiệm và thời gian chiếc quần jeans bền bỉ hiệu Levis đã trở thành một "nguyên tố" của thời trang.
Sau Denim - Jean là nghành công nghiệp sản xuất vải đồ sộ
NTK Phạm Thanh Liêm thường tập trung tạo ra những sản phẩm từ hai chất liệu nổi tiếng trên theo dạng cơ bản và dễ ứng dụng nhất. Có nhiều hình thức wash khác nhau để tạo nên một sản phẩm đa dạng về kiểu và màu sắc mang tính chất bụi từ Jeans.
Với những sản phẩm basic (cơ bản) anh thường cho wash ở chế độ: garment, tạo nếp nhăn, chà bạc, mài sờn. Còn với những sản phẩm casual (thường phục) thường áp dụng công nghệ như giặt đá (stone-washing), giặt axit (acid-washing), giặt tẩy (bleach-washing), thổi cát (sand-blasting)….
Khi tạo ra các sản phẩm thời trang từ jean và denim khó nhất là cách thiết kế rập và tạo ra những hiệu ứng trên quần ( wash ) vì muốn làm được trước tiên phải am hiểu về độ co rút cũng như các hiệu ứng wash từ đó mới cho ra form dáng và hiệu ứng wash theo như mình mong muốn. Và cái lợi thế của loại vật liệu này là từ mảnh vải thô màu nguyên thủy có thể cho ra nhiều sản phẩm với nhiều hiệu ứng wash khác nhau mà những chất liệu khác không làm được.
Theo NTK Phạm Thanh Liêm, có tới 90% giới trẻ Việt hiện nay chọn mặc quần jeans ở mọi lúc mọi nơi. Cũng chính vì nhiều ưu thế đặc biệt và tính tiện ích của hai chất liệu này, NTK tỏ ra lạc quan cho rằng Denim và Jean sẽ ngày càng phát triển hơn trong thời trang Việt nói riêng và thế giới nói chung.
Công đoạn thổi cát (sand-blasting) trong công nghệ sản xuất quần jeans.
Trải qua rất nhiều công đoạn từ dệt, nhuộm, wash, tạo hình, làm loang màu, bạc màu... mới tạo nên được chiếc quần thịnh hành nhất thế giới.
Những tín đồ nam yêu chuộng jeans, denim với nhiều kết hợp đơn lẻ để tạo thành một phong cách đầy cuốn hút.
Dù là hai chất liệu phổ biến, tương đồng và vô cùng nhiều người mặc mỗi ngày nhưng đồ jeans, denim không bao giờ nhàm chán vì được biến chuyển thành nhiều kiểu trang phục giúp người mặc khẳng định cá tính.
Giới trẻ Việt không bỏ qua bất cứ mốt Jeans, Denim nào cho đến khi họ được 'mix match' sáng tạo.