"Người đàn bà mặc vest" của Yves Saint Laurent đã khiến giới mộ điệu bùng nổ và đảo điên vì sức quyến rũ của nàng!
Lịch sử thời trang đã từng được ghi dấu bởi rất nhiều cái tên. Tuy nhiên, không phải cái tên nào cũng trường tồn cùng thời gian. Thời trang luôn cần sự mới mẻ và một chút đột phá đúng thời điểm.
Chúng ta nhìn vào những thiết kế cổ điển và không tiếc lời ca tụng cho vẻ đẹp mộc mạc hoài cổ đó. Nhưng ai cũng cần hiểu rằng thật ra bên trong, những trang phục bay bổng đó cũng đã ẩn giấu vô vàn sự sáng tạo không ngừng và thậm chí còn vượt qua cả một vài cuộc cách mạng cải tiến. Và người tạo ra chúng đương nhiên đã phải nỗ lực hết sức mạnh mẽ.
Những huyền thoại trong lịch sử thời trang thường giữ vị trí của người định vị xu hướng văn hóa, bước đầu ảnh hưởng tới giới mộ điệu chuyên môn. Sau đó, những sản phẩm của họ được phát triển rộng rãi nhờ các ngôi sao, công chúng ngày càng hưởng ứng và rồi qua thời gian, các thế hệ cùng nhau học tập và cải tiến các thiết kế nguyên gốc của họ.
Câu chuyện bắt đầu bằng cách mà các nhà thiết kế, các đại lý thời trang và cửa hiệu bán lẻ định hướng cách ăn mặc của mọi người. Mặc dù phong cách cá nhân của mỗi người là lựa chọn riêng biệt, xong xu hướng thời trang trong quá khứ, hiện tại và tương lai của số đông lại được quyết định bởi những “người khổng lồ” trên, chứ không phải bản thân chúng ta.
Những “đại gia” làm được việc này, thường có số lượng rất hiếm hoi. Nhưng một khi thành công, tên tuổi của họ sẽ được đánh dấu đậm đà như một mốc quan trọng của lịch sử thời trang. Một trong những ví dụ điển hình là Yves Saint Laurent (YSL).
Yves Saint Laurent được xem là một "huyền thoại" trong lịch sử thời trang.
Yves Saint Laurent và Pierre Bergé.
Đối với lịch sử thời trang, YSL thậm chí còn đặc biệt hơn cả những “người khổng lồ” vừa được nhắc tới, bởi YSL đã mang nguồn cảm hứng tới cho các nhà thiết kế.
Ông chính là người đã sáng tạo ra vô số những xu hướng thời trang giúp chúng ta định hướng được phong cách của mình ngày qua ngày.
Yves Saint Laurent đã bắt đầu sự nghiệp của mình dưới sự giúp đỡ của một nhà thiết kế thời trang cao cấp tên tuổi: Christian Dior. Saint Laurent – tên thật là Yves Henri Donat Matthieu-Saint-Laurent - được sinh ra tại Oran, Algeria vào năm 1963.
Sinh ra trong một gia đình quý tộc khá giả nhưng tuổi thơ của Yves Saint Laurent gắn liền với sự kỳ thị và bị trêu chọc vì ông là người đồng tính. Tuy nhiên, ông nhanh chóng tìm thấy niềm vui thông qua việc thiết kế trang phục cho mẹ và hai cô em gái, những mô hình búp bê giấy phức tạp.
Năm 18 tuổi, ông quyết định chuyển tới Paris sinh sống và học tập tại trường Chambre Syndicale de la Couture (ngôi trường đã đào tạo hai nhân tài Valentino và Karl Lagerfeld). Ngay sau khi tới nơi, ông đã được một biên tập viên có tiếng của Vogue Pháp (Michel de Brunoff) giới thiệu tới Dior làm việc.
Mặc dù bản thân Saint Laurent cũng nhận thấy bản thân mình còn quá non nớt nhưng ông vẫn nhanh chóng được tin tưởng và trở thành nhà thiết kế cho dòng sản phẩm cao cấp của Dior khi Dior qua đời vào năm 1957.
Lúc này, Saint Laurent chỉ mới 21 tuổi và đảm nhiệm chức vụ giám đốc sáng tạo. Bộ sưu đầu tiên của ông ở cương vị mới gặt hái thành công vang dội trên toàn thế giới và giành giải Neiman Marcus Oscar.
Saint Laurent đảm nhiệm chức vụ giám đốc sáng tạo của Dior khi mới 21 tuổi...
Mặc dù vậy, Saint Laurent quyết định rời bỏ Dior sau đấy không lâu. Ông chia tay Dior vào năm 1962 sau một sự cố lớn về tinh thần mà nguyên do là một dự án kéo dài 20 ngày tại quân đội Pháp.
Từ đây, ông đã bắt đầu sự nghiệp riêng với hãng thời trang mang tên chính mình - Yves Saint Laurent cùng với người bạn đời Pierre Bergé. Ông nhanh chóng đạt được nhiều thành công trong công việc mà sau này đã trở thành cả một cuộc cách mạng thời trang.
Không lâu sau đó, vào năm 1966, Saint Laurent đã cải cách cả sàn diễn thời trang. Ông mang tới những thiết kế có tính áp dụng cao vượt trội cho giới chuyên môn. Cho tới năm 1970, nhà thiết kế lẫy lừng tiếp tục theo đuổi phong cách menswear và gặt hái được rất nhiều sự ủng hộ.
Năm 1983, ông trở thành nhà thiết kế đầu tiên có triển lãm riêng tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ) khi còn sống – đây được coi là một niềm vinh dự vô cùng lớn lao.
Tuy nhiên, do gặp một vài biến cố, năm 1992, lợi nhuận của công ty bị giảm sút và giá trị cổ phiếu cũng rớt mạnh. Ông đã phải bán cửa hàng của mình vào năm 1993 (cửa hàng này ngày nay đang thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Gucci).
...Tuy nhiên, ông quyết định chia tay Dior vào năm 1962 và bắt đầu sự nghiệp riêng với hãng thời trang mang tên chính mình - Yves Saint Laurent cùng với người bạn đời Pierre Bergé.
Saint Laurent qua đời trong chuyến đi về thăm quê hương Paris vào tháng Sáu năm 2009, chỉ vài ngày sau khi ông và Bergé chính thức kết hôn. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn đến giới mộ điệu thời trang và cho cả thế giới trước một tài năng lớn.
Yves Saint Laurent đã tạo ra sự khác biệt lớn lao bằng cách sáng tạo ra nét đẹp hiện đại cổ điển. Ông luôn trộn lẫn những thứ trái ngược cùng với nhau một cách vô cùng hài hòa – nam tính và nữ tính, tri thức và “ít học”, cổ điển và hiện đại.
Bằng cách nào đó, những thiết kế của ông luôn chứa đựng sự sắc nét và phù hợp. Một ví dụ điển hình là bộ sưu tập Le Smoking của Saint Laurent vào năm 1966. Ngoài ra, áo khoác Safari, váy Mondrian và áo bolero cũng là những điểm nhấn mạnh mẽ trong cuộc đời thời trang của ông.
Nhà thiết kế đại tài đã mang những nét đẹp mạnh mẽ trong phong cách thời trang của các quý ông vào tủ đồ của nữ giới. Đây được xem là nguồn động lực lớn lao cho phái yếu để theo đuổi phong cách mới lạ và táo bạo hơn.
Cũng từ đây, phong cách menswear bùng nổ và làm điên đảo giới mộ điệu thời trang. Và đó là cách mà Saint Laurent đã trở thành huyền thoại làng mốt bất tử trong lòng người yêu cái đẹp.
Mỗi bộ sưu tập của ông đều được xem là "cú nổ" gây tiếng vang trên toàn thế giới.
YSL luôn trộn lẫn những thứ trái ngược cùng với nhau một cách vô cùng hài hòa – nam tính và nữ tính, tri thức và “ít học”, cổ điển và hiện đại.
Phong cách menswear dành cho nữ giới đã được YSL mở đầu đầy thành công và được xem như điểm nhấn vàng trong sự nghiệp thời trang của ông. Ngoài ra, áo khoác Safari, váy Mondrian và áo bolero cũng là những gì gắn liền với tên tuổi của YSL.