Đây quả thực mà một thành công đáng nể đối với một nhà thiết kế tương lai.
Công nghệ 3D đã được ứng dụng trong cuộc sống nhiều năm trở lại đây nhưng với ngành công nghiệp thời trang thì công nghệ này còn khá mới mẻ và vẫn chưa mang nhiều ý nghĩa trong thực tiễn mà chỉ mang tính chất trưng bày, ngắm nghía là chính.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức cố hữu trong việc dệt nên một chất liệu mang tính công nghệ cao thì mới đây một sinh viên, có tên Danit Peleg, tốt nghiệp trường Cao đẳng thiết kế Shenkar đã táo bạo sử dụng công nghệ 3D trong bộ sưu tập tốt nghiệp của mình.
Điều đáng nói hơn là cô gái này không hề sử dụng các máy móc hiện đại mà thay vào đó là những chiếc máy rất nhỏ dùng trong gia đình mà bất cứ ai cũng có thể mua được. Đây quả thực mà một thành công đáng nể đối với một nhà thiết kế tương lai.
Trên thực tế, các thiết kế 3D rất khó ứng dụng trong cuộc sống. Lý do đầu tiên là ngành công nghiệp thời trang rất khó thích ứng với công nghệ hiện đại và một nguyên nhân khác là rất khó để in công nghệ 3D trên chất liệu. Nhưng Danit Peleg đã đón nhận thách thức này.
"Tôi luôn cảm thấy thích thú với mối liên hệ giữa thời trang và công nghệ vì vậy công việc của tôi là chuyên cắt laser và in 3D" - Peleg chia sẻ với trang Fashionista về đam mê của mình. Cô đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trực tuyển và tìm thấy một phong thí nghiệm ở Tel Aviv để có thể thực nghiệm và tìm hiểu về quá trình in ấn 3D.
Danit Peleg có 6 chiếc máy nhỏ nhắn được trang bị ngay tại nhà
Cô thực hiện các sáng tạo của mình tại nhà với các dụng cụ nhỏ nhắn
Thách thức đầu tiên của Peleg - cũng là nguyên nhân giải thích tại sao có rất ít các mẫu quần áo 3D - là các chất liệu thường được sử dụng trong công nghệ in 3D thường rất cứng. Nhưng cuối cùng, cô sinh viên đã phát hiện ra loại sơi FilaFlex rất mềm và dễ uốn.
Cô bắt đầu bằng cách tạo mẫu mã trên Optitex - một phần mềm thiết kế thời trang - sau đó chuyển nó sang Blender, cũng là một phần mềm thiết kế đồ họa 3D. Từ đó in lên những tấm vải giống như chất liệu ren, tiếp theo dán chúng lại với nhau để tạo nên những sản phẩm cuối cùng.
"Tôi phải mất hơn 2000 giờ để in ấn tất cả, chưa kể các buổi kiểm tra trước khi bắt tay vào thực hiện. Mỗi sản phẩm mất đến 400 giờ để thực hiện" - Peleg bộc bạch. Để làm được điều này, cô đã sử dụng 3 máy in 3D (trong thời điểm khủng hoảng về thời gian cô phải sử dụng đến 6 chiếc máy) và hoạt động 24/7 để hoàn thành kịp deadline giao bài tốt nghiệp. Peleg cho hay hầu hết các sinh viên đều sử dụng các loại chất liệu rất dễ thực hiện nhưng cô lại chọn cho mình một con đường mới, một thách thức mới.
Các người mẫu diễn thiết kế của Danit Peleg trong show trình diễn tốt nghiệp
Và các thiết kế lộng lẫy, đẹp mắt trên sàn diễn thời trang
Cận cảnh các thiết kế 3D mang tính ứng dụng cao của Danit Peleg
Video thể hiện vẻ đẹp 3D bắt mắt của Danit Peleg
Tất nhiên, thành công của Danit Peleg chưa hẳn là một bước tiến của công nghệ in ấn 3D trong thời trang. Nhưng mục đích mà Peleg hướng đến là muốn giúp các nhà thiết kế trẻ khác học cách kết hợp công nghệ 3D trong công việc của mình. Peleg cũng không hi vọng các sáng tạo của mình sẽ trở thành món đồ bán chạy trên thị thường mà hơn trên hết muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để tạo ra các thiết kế 3D mang tính ứng dụng cao.