Một trong những thứ không thể thiểu trong lễ cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7 hay mùng 2, 16 hàng tháng là mâm lễ. Vậy mâm cúng cô hồn thường có những gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách sắm lễ đủ đầy nhất nhé.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đơn giản hàng tháng
Tục cúng cô hồn đã có từ xa xưa và đến nay vẫn còn được duy trì. Tùy vào quan niệm, văn hóa, phong tục ở mỗi vùng miền mà người ta thực hiện lễ cúng cô hồn khác nhau. Đây cũng là lý do mỗi mâm cúng cô hồn ở mỗi nơi sẽ có những sự khác biệt.
Đối với mâm cúng hàng tháng cho cô hồn, người ta thường bày biện một chút lễ mọn lòng thành để dâng lên, trước là thể hiện tấm lòng từ bi, hướng thiện, cầu cho vong hồn không có người cúng kiếng, sau là mong các cô hồn không tới quấy phá mình.
Tùy vào văn hóa từng vùng miền mà sắm sửa mâm lễ khác nhau
Mâm cúng cô hồn hàng tháng sẽ gồm:
- Muối, gạo: 1 đĩa
- Cơm vắt: 3 vắt (đây là từ dùng để chỉ cơm nắm được làm từ cơm nóng nấu hơi nhão cho vào khăn ẩm nén lại thành từng miếng rất chắc, mịn).
- Đường thẻ: 12 cục
- Tiền, vàng mã
- Quần áo chúng sinh
- Nước lọc: 3 ly
- Hương: 3 nén
- Nến: 2 cây
- Bỏng ngô
Sau khi cúng xong, gia chủ đem rải gạo, muối ra đường rồi đốt vàng mã đã cúng. Phần đồ lễ thì có thể thả trôi sông cho chúng sinh dưới nước được hưởng.
Mâm cúng cô hồn mùng 2, 16
Với những người làm ăn, kinh doanh thì ngày 2 và 16 hàng tháng là ngày cúng cô hồn không thể bỏ qua. Người xưa cho rằng, nếu không làm lễ cúng đều đặn thì các cô hồn sẽ tới quấy phá, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc buôn bán.
Chính vì thế mà theo tục lệ, cứ vào 2 ngày này những gia đình buôn bán dù lớn hay nhỏ đều sắp một mâm cúng cô hồn.
Mâm cúng cô hồn ngày 2, 16 hàng tháng sẽ không cần chuẩn bị lễ quá lớn
Mâm lễ sẽ gồm có:
- Tiền thật (tờ tiền lẻ 1, 2 nghìn)
- Tiền vàng mã
- Quần áo chúng sinh
- Hoa tươi: 3 - 5 bông
- Trái cây: 1 đĩa
- Ngô, khoai luộc
- Chè
- Cháo trắng nấu loãng
- Bánh kẹo, bỏng ngô
- Bát: 5 cái
- Đũa: 5 đôi
- Gạo: 1 đĩa
- Muối: 1 đĩa
- Hương: 3 cây
- Nước: 3 chén
- Đường thẻ
Gợi ý mâm cúng cô hồn tháng 7
So với mâm cúng cô hồn hàng tháng, cúng ngày 2, 16 âm lịch thì lễ vật cúng vào dịp tháng 7 sẽ nhiều và đủ đầy hơn. Thông thường, một mâm cúng sẽ gồm:
- Muối, gạo: 1 đĩa
- Đường thẻ: 12 cục
- Vàng mã
- Quần áo chúng sinh
- Mâm ngũ quả: Nên chọn 5 quả có 5 màu khác nhau
- Mía chặt khúc nhỏ
- Bánh kẹo, bỏng ngô, bim bim
- Khoai, sắn luộc: Tùy tâm
- Nước: 3 ly
- Hương: 3 cây
- Nến: 2 cây
- Bát đũa: 6 bộ
Một số nơi còn chuẩn bị thêm gà luộc, heo quay….
Cúng cô hồn Rằm tháng 7 đủ đầy hơn
Một số thắc mắc khi chuẩn bị mâm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn mấy chén cháo?
Cháo trắng loãng là lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng cô hồn. Sở dĩ phải có cháo trắng vì theo thuyết nhà Phật, các cô hồn có thực quản hẹp nên chỉ nuốt được cháo mà không ăn được thức ăn thông thường.
Lễ cúng cô hồn thường sẽ có 12 chén (bát) cháo.
Nên đặt mâm cúng cô hồn quay hướng nào?
Hướng đặt mâm cúng cô hồn cực kỳ quan trọng. Bạn cần đặt mâm lễ ngay trước sân nhà, trên vỉa hè hoặc ngã ba, ngã tư. Phần tiền vàng trên mâm cúng sẽ được đặt đều ở 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, đồng thời mỗi hướng này cũng có 3 - 5 cây hương.
Mâm cỗ cúng cô hồn
Bày mâm cúng cô hồn thế nào cho đúng?
Trước tiên, mâm cúng cần tuân theo nguyên tắc “Đông bình, tây quả”, có nghĩa là bình hoa thì đặt ở phía đông còn trái cây thì đặt ở phía Tây.
Tiếp đến, bát hương được đặt trước mặt như để làm tâm. Nến đặt hai bên bát hương. Ở cạnh là 2 đĩa muối, gạo.
3 ly nước đặt ngay ngắn ở phía sau bát nhang.
Phía sau nữa là cháo loãng cùng các lễ vật khác. Lưu ý, đặt bánh kẹo cạnh lọ hoa và chuẩn bị thêm 1 bó hương.
Ngoài ra, ở một số nơi người ta bày 2 bàn gọi là bàn thượng và bàn hạ. Trên bàn thượng có hoa, trái cây và nước. Bàn hạ sẽ đặt cháo loãng, bỏng, khoai sắn…
Cúng cô hồn có nên cúng gà?
Như đã chia sẻ, mỗi một vùng miền sẽ có những cách sắm mâm cúng khác nhau. Nếu như miền Bắc, miền Trung mâm cúng toàn đồ chay, kiêng cúng mặn vì như thế cô hồn sẽ sân si thì người dân sinh sống tại TP HCM lại có tục cúng gà, heo quay và người xung quanh sẽ đến tranh cướp đồ cúng.
Do vậy, tùy vào địa phương nơi bạn sinh sống mà lựa chọn những lễ vật cúng cô hồn khác nhau.
Một số nơi còn có thêm đồ ăn mặn như gà luộc, heo quay
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Theo quan niệm của người xưa, những đồ cúng cô hồn sẽ không ăn mà đem thả ra sông, suối, hồ để cho chúng sinh dưới nước hưởng lễ vật. Người ta cho rằng, việc đem đồ cúng cô hồn vào trong nhà sẽ mang theo những điều không may cho gia chủ.
Cúng cô hồn giờ nào?
Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được.
Ngoài ra, việc cúng kiếng ngoài trời trong một thời gian dài cũng khiến đồ ăn bị nhiễm bụi bẩn, việc ăn chúng dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về mâm cúng cô hồn và giải đáp một số thắc mắc về cách chuẩn bị đồ lẽ mà ai cũng nên biết.