Chuyên gia mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ mau khỏi ốm và hồi phục nhanh

Bình An - Ngày 21/12/2020 10:00 AM (GMT+7)

Trẻ mới ốm dậy sức đề kháng chưa ổn định, các con rất cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể hồi phục sức khỏe nhanh nhất.

Chuyên gia mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ mau khỏi ốm và hồi phục nhanh - 1

Tiến sĩ Bác sĩ CKII, Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2

Các bé sau khi ốm dậy cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng lấy lại sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Tiến sĩ Bác sĩ CKII, Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2 về chế độ dinh dưỡng cùng các phương pháp nhanh nhất giúp phục hồi cho trẻ mới ốm dậy, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy như thế nào là hợp lý?

Theo Tiến sĩ Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, trẻ mới ốm dậy còn rất yếu. Để giúp trẻ nhanh phục hồi, cần có chế độ bồi dưỡng dễ tiêu hóa nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ hãy cho con ăn thêm 1 vài bữa với thức ăn dễ tiêu hóa, ngon miệng, bổ sung thêm sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ chất cho bé. Một trong bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phục hồi tốt sau bệnh đó chính là đạm. Đạm là yếu tố quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đạm còn là thành phần cấu trúc của các men giúp trẻ hấp thụ tốt các dưỡng chất.  

Trong đó, đạm Whey có giá trị sinh học cao, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới ốm dậy. Đạm Whey dễ hòa tan giúp hấp thu tốt hơn khi vào máu và cung cấp năng lượng cho trẻ, từ đó cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Chưa kể, đạm Whey thủy phân với vi khuẩn Bifidus BL tạo nên hệ miễn dịch cân bằng giúp phòng ngừa dị ứng ở trẻ nhỏ.Có thể thấy, với những em bé mới ốm dậy hay bị rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu thì việc bổ sung đạm Whey là lựa chọn số 1 giúp trẻ tăng hấp thu.

Mẹ có thể bổ sung nguồn đạm Whey từ các thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, trứng, sữa, các loại hải sản. Nhóm thực phẩm giàu đạm Whey nhất và phổ biến nhất vẫn là sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa công thức, sữa chua...

Với các trẻ ốm sử dụng kháng sinh một thời gian dài, mẹ có thể sử dụng thêm men vi sinh để phục hồi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, kích thích tiêu hoá,cải thiện các dấu hiệu tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, táo bón…

Chuyên gia mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ mau khỏi ốm và hồi phục nhanh - 2

Trẻ mới ốm dậy còn rất yếu, do đó cha mẹ nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm (Ảnh minh họa)

Thực đơn vàng giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhất

Sau mỗi lần ốm bé gặp phải tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém ảnh hưởng đến việc hồi phục về thể chất cũng như tinh thần của con. Tiến sĩ Bác sĩ CKII, Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết lúc mới ốm dậy mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, chia nhiều bữa ăn nhỏ, sau đó mới tăng dần độ đặc của thức ăn theo khả năng dung nạp của bé. Một số món ăn bổ sung dinh dưỡng cũng như bồi bổ tốt nhất cho bé trong giai đoạn hồi phục có thể kể đến như:

Cháo lươn, yến mạch: Một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần giàu đạm, giàu chất xơ hòa tan như cháo lươn yến mạch với nhiều dưỡng chất là lựa chọn hợp lý để tẩm bổ con nhỏ vừa ốm dậy.

Súp gà: Là một trong những thực phẩm giàu đạm, bổ sung kẽm và các khoáng chất rất tốt cho việc phục hồi người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chán ăn, cảm lạnh hay viêm họng.

Súp cà chua: Khi trẻ vừa ốm dậy, đặc biệt là do cảm lạnh, viêm họng thì cổ họng bé thường bị đau rát. Bởi vậy, việc dùng súp cà chua là món lý tưởng giúp bé giảm dễ nuốt, giảm đau họng và bổ sung các vitamin cần thiết.

Cháo gà hạt sen: Đây là món ăn phổ biến được các mẹ chế biến để bồi bổ cơ thể cho con vừa mới ốm dậy. Thịt gà mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hàm lượng chất béo, chất đạm, các axit amin, vitamin… Hạt sen giàu khoáng chất, protein.

Cháo trứng cà chua: Trứng gà chứa hàm lượng đạm cao cùng các Vitamin và khoáng chất. Cà chua chứa khá nhiều Vitamin các loại, khoáng chất và Acid Folic từ đó cung cấp cho trẻ lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp bé có thêm năng lượng và hồi phục sức khỏe sau khi ốm.

Một lưu ý rất quan trọng, trẻ ốm dậy thường không có cảm giác thèm ăn. Thay vì ép con ăn nhiều trong một bữa, mẹ hãy cho bé ăn thành nhiều bữa phụ. Trường hợp con không chịu bú hoặc ti bình thì mẹ có thể thay đổi bằng việc bón thìa để giúp con tránh được tình trạng nôn ói. Mẹ cũng không nên cho bé ăn thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ hoặc bánh kẹo nhiều đường, những đồ ăn này sẽ khiến bé yêu của mẹ khó tiêu, ảnh hưởng đến việc ăn uống bồi bổ cơ thể sau ốm.

Chuyên gia mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ mau khỏi ốm và hồi phục nhanh - 3

Lúc mới ốm dậy mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng (Ảnh minh họa)

Bù đắp nhanh chóng nguồn năng lượng và các dưỡng chất bị thiếu hụt

Mới ốm dậy cũng như lúc bị ốm cơ thể bé còn yếu, tất nhiên lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn đang rất mệt mỏi. Nếu việc tẩm bổ các nhóm chất nhiều dinh dưỡng kể trên vẫn khiến bé không hợp tác để lấy lại sức khỏe thì bác sĩ Thu Hậu khuyên mẹ nên dùng đến một số dòng sữa cao năng lượng được bổ sung Lysine, Kẽm, các Vitamin nhóm B giúp chóng đói và ăn ngon miệng.

Khi chọn sữa cao năng lượng cho trẻ, ngoài việc chú ý về nguồn gốc xuất xứ, hãng hàng thì thành phần đạm Whey, Prebiotics, Probiotics (giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt), Nucleotides (giúp nâng cao sức đề kháng cho con và chất béo chuỗi trung tính MCT trong sữa cao năng lượng cũng là những tiêu chí mẹ cần quan tâm.

Các hoạt động hữu ích của Probiotics (tức lợi khuẩn đường ruột có công dụng duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột)được tăng cường kết hợp với Prebiotics(là chất xơ đóng vai trò là thức ăn lý tưởng cho các lợi khuẩn đường ruột, giúp kích thích sự phát triển để gia tăng số lượng lợi khuẩn) đã tạo ra hỗn hợp đặc biệt Synbiotics tăng cường vi khuẩn tốt cho cơ thể, tạo nên môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tốt phát triển. Từ đó giúp hệ tiêu hóa ổn định, khắc phục và ngăn ngừa các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa bao gồm: táo bón, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng… Làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột và bệnh lý về tiêu hóa. Giúp bé có cảm giác ăn ngon, khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ngoài ra Synbiotics còn gián tiếp tăng cường khả năng miễn dịch nhờ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu đủ dưỡng chất.

Những lưu ý khác trong chăm sóc trẻ mới ốm dậy

Các bé sau khi ốm dậy thường khá mệt mỏi, tốt nhất các mẹ nên cho con nghỉ ngơi và không đến những nơi đông đúc, việc nghỉ ngơi ở nhà cũng giúp ngăn lây lan virus, vi khuẩn xâm nhập.

Với những trường hợp trẻ sốt, mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng, mỏng và ở trong phòng mát mẻ, bù nước đầy đủ. Mẹ hãy đặt một chiếc khăn mát lên trán và cổ bé. Bé có thể dùng thuốc giảm sốt acetaminophen  và với những trẻ 3 tháng trở lên có thể uống ibuprofen. Lưu ý mẹ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc hạ sốt do muốn con nhanh chóng khỏi bệnh.

Hy vọng với những chia sẻ về chuyên môn của Tiến sĩ Bác sĩ CKII, Nguyễn Thị Thu Hậu sẽ giúp các mẹ lựa chọn được dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ nhanh chóng khỏi ốm và bắt kịp đà tăng trưởng cả về thể chất và trí tuệ.

Chuyên gia mách mẹ phương pháp chăm sóc trẻ mau khỏi ốm và hồi phục nhanh - 4

Sử dụng sữa cao năng lượng dành cho trẻ em mới ốm dậy là điều mà mẹ nên nghĩ tới (Ảnh minh họa)

Chuyên gia mách mẹ nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ
Ở giai đoạn sớm, trẻ suy dinh dưỡng  có thể chậm tăng cân, đứng cân kéo dài hay sụt cân. Nếu kéo dài có thể dẫn đến thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp...
Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tạm biệt nhẹ cân, mẹ vui bé chuẩn