Hiện nay có nhiều loại thuốc trị bệnh trĩ, nhưng làm sao để bệnh nhân có thể chọn thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, hết chảy máu sau khi đi đại tiện và giảm cảm giác đau rát trong thời gian ngắn nhất?
Trĩ không còn là bệnh xa lạ, ai cũng có thể mắc và khoảng 50% dân số nước ta mắc bệnh này. Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, để việc điều trị nhẹ nhàng, sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả, ngăn chặn tái phát, quan trọng nhất là nên sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Các biểu hiện ban đầu bao gồm cảm giác ngứa, bỏng rát vùng hậu môn, đau khi đi đại tiện và thường xuất hiện vệt máu tươi ở giấy vệ sinh, sờ vào hậu môn thấy có một cục thịt dư như hạt đậu do búi trĩ lòi ra. Đáng lưu ý là bệnh nhân không nên e ngại việc đi khám vì sợ phẫu thuật mà để kéo dài sẽ khiến búi trĩ lòi ra ngày càng to, không thể tự thụt vào gây viêm nhiễm, hoại tử hay chảy máu không cầm được và các trường hợp này hầu hết đều phải phẫu thuật.
Ở giai đoạn sớm, điều trị trĩ có thể áp dụng phương pháp nội khoa là dùng thuốc uống kết hợp với thay đổi một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt, vận động. Một loại thuốc trị trĩ hiệu quả mà y học đã chứng minh và trải qua kiểm nghiệm lâm sàng đó là loại thuốc được tinh chế dạng vi hạt, chứa thành phần flavanoid giúp thuốc dễ hấp thu nhanh qua niêm mạc ruột sau khi uống. Các thử nghiệm lâm sàng quốc tế chứng minh thuốc có tác dụng chữa dứt trĩ trong vòng 7 ngày, làm tăng sức bền của thành mạch, kháng viêm, giảm đau, cầm máu.. Kiểm tra kết quả cũng cho thấy 84% bệnh nhân và 86% bác sĩ hoàn toàn hài lòng với phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc. Do thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả nên bệnh nhân sẽ ngừng chảy máu hậu môn sau ngày thứ ba dùng thuốc và đến ngày thứ 7 thì dứt hẳn hoàn toàn triệu chứng trĩ cấp như chảy máu, đau rát, ngứa, khó chịu...
Bên cạnh sử dụng thuốc tây, một số loại thảo dược cũng có tác dụng điều trị trĩ, xoa dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra:
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, cầm máu do bệnh trĩ. Trong rau diếp cá có chứa các chất quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu, tăng sự bền vững của mao mạch, chất decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả và để chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, mụn nhọt, lở ngứa… Khi dùng để chữa trĩ, có thể dùng tươi bằng cách ép vắt nước uống hoặc sấy, phơi khô để sắc nước uống.
- Củ nghệ: Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng giảm sưng, kháng viêm, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị trĩ, bạn có thể dùng gừng tươi như một loại gia vị sử dụng với các món ăn như kho cá, thịt…
- Hoa hòe: Trong hoa hòe có chứa Rutin, một loại flavonoid được sử dụng trong dược phẩm và có tác dụng gia tăng sức bền của thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết, đột quỵ và ứng dụng trong điều trị trĩ. Bạn có thể dùng hoa hòe sấy khô để sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Các loại thảo mộc này có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả, không phải thuốc điều trị chính. Tốt nhất, khi sử dụng thảo mộc thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
Bên cạnh sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tránh các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ để ngăn tình trạng táo bón. Khi ăn, bạn chú ý nên nhai kỹ để tránh đầy hơi và chú ý giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, không nên ăn mặn vì có thể gây trương căng thành mạch, gia tăng nguy cơ trĩ nặng hơn. Hằng ngày, bạn có thể ngâm phần mông – hậu môn trong thau nước ấm khoảng 15 phút, thực hiện khoảng 1-2 lần, nhất là sau khi đi đại tiện. Việc ngâm nước ấm sẽ giúp giảm sưng đau và xoa dịu các cơ vòng hậu môn. Khi ngồi dùng máy vi tính, xem ti vi thì không nên ngồi quá lâu vì ngồi lâu khiến việc lưu thông máu ở vùng hông, chậu, dễ gây xuất hiện búi trĩ. Tốt nhất sau mỗi 45-60 phút thì nên đứng lên đi lại, vận động để máu được lưu thông.