Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân

Ngày 19/11/2015 16:00 PM (GMT+7)

Với việc ứng dụng chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa giữa nhà nước – doanh nghiệp – nông dân đã đem đến năng suất cao, giúp hộ nông dân ổn định đầu ra cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, tăng nguồn thu nhập.

Hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội với sự tham gia của nhiều đơn vị trong ngành gồm: Cục chăn nuôi, UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Trung tâm chăn nuôi Hà Nội, Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP) đã mang đến những giải pháp hữu hiệu để đưa ngành chăn nuôi bò sữa Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung lên một tầm vóc mới, ổn định và phát triển hơn.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 1

Trong đó, việc ứng dụng chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa giữa nhà nước – doanh nghiệp – nông dân hứa hẹn sẽ đem đến năng suất cao, giúp hộ nông dân ổn định đầu ra cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, tăng nguồn thu nhập. Vậy mô hình này được ứng dụng như thế nào? Vì sao có thể đáp ứng được sự mong đợi của cả nông hộ và người tiêu dùng về sản phẩm sữa tươi giá rẻ, chất lượng?

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 2

Theo như thông tin hợp tác giữa Trung tâm chăn nuôi Hà Nội với công ty IDP, việc phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên sẽ mang đến cho người nông dân cơ hội phát triển đàn bò, ổn định đầu ra, đồng thời người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng, giá rẻ.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 3

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ tham mưu và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa và tiêu thụ sữa trên địa bàn Thành phố; Tham mưu với Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo Sở Công thương, Sở  Giáo dục & Đào tạo Hà Nội và các Sở, Ban ngành hưởng ứng sử dụng sữa tươi giúp cho người nông dân  phát  triển  bền  vững.  Đề xuất với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các Sở, Ban Ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ DN phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực của Thành phố; Chịu trách nhiệm tìm kiếm, lựa chọn các đơn vị cung cấp thức ăn và chuyên gia để thực hiện tư vấn kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sữa, giảm giá thành sản xuất sữa cho các hộ chăn nuôi. Còn về phía IDP, công ty sẽ góp phần xây dựng vùng nguyên liệu sữa trên địa bàn, đảm bảo ổn định lâu dài gắn với quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa của Thành phố; Sản xuất, cung ứng sản phẩm đảm bảo chất lượng như đã công bố và có nguồn gốc hàng hóa rõ ràng “100% sữa tươi Ba Vì” với giá bán siêu tiết kiệm giảm gần 20% so với sản phẩn sữa tươi Ba Vì (IDP) hiện tại, ưu đãi cho người tiêu dùng; Xây dựng chính sách và quản lý tốt hệ thống trạm thu gom sữa với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và là khâu trung gian nhận ủy quyền thanh toán, quyết toán với người dân đảm bảo công bằng, trung thực.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 4

Như vậy, sản phẩm 100% sữa tươi Ba Vì chính là “trái ngọt” cho mô hình chuỗi liên kết nhà nước – doanh nghiệp – nông dân. Theo đó, các ban ngành, doanh nghiệp đã tư vấn, định hướng sản xuất, người nông dân chăn nuôi ủng hộ việc thu mua nguyên liệu theo giá thị trường… Nhờ đó, sản phẩm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về giá cả và chất lượng, góp phần kích cầu thị trường, tăng đầu ra sữa tươi.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 5

Với mô hình liên kết chặt chẽ này, vào mùa đông (được gọi vụ chín sữa- năng suất sữa tươi nguyên liệu đạt cao nhất trong tất cả các mùa) người nông dân sẽ không còn lo lắng phải đổ sữa bởi đã có sản phẩm giá siêu tiết kiệm, thơm ngon, thúc đẩy hành vi tiêu dùng, nhờ đó đẩy mạnh sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, đàn bò sữa Ba Vì được chăn nuôi theo mô hình nông hộ và được chăm sóc chu đáo như một thành viên trong gia đình, bò được ăn cỏ và thức ăn xanh từ tự nhiên do vậy sữa tươi Ba Vì “thơm lành từ thiên nhiên”. Mô hình chăn nuôi nông hộ không đòi hỏi quỹ đất lớn và mức đầu tư cao tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ nông dân tự chủ trong việc tham gia hiệu quả vào chuỗi chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 6

Ngoài ra, trong thời điểm kinh tế khó khăn, khi nhà nhà đều phải cắt giảm chi tiêu thì việc đưa ra sản phẩm mới không những giúp người nông dân ổn định đầu ra sữa tươi nguyên liệu mà còn mang đến một giải pháp mới, giúp họ được trải nghiệm sản phẩm hợp túi tiền và chất lượng cao.

Sữa tươi Ba Vì: “Trái ngọt” từ người nông dân - 7

Để mang đến những giải pháp hiệu quả, tăng năng suất kinh tế cho ngành chăn nuôi bò sữa, Hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp. Hội nghị được tổ chức vào ngày 19/11/2015 tại Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội (38 đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà Nội).

Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp, ban ngành cùng với sự hướng dẫn của các doanh nghiệp, tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sữa trên địa bàn TP Hà Nội đã có những khởi sắc tích cực. Tổng đàn bò sữa toàn thành phố tính đến thời điểm tháng 10/2015 có hơn 15 ngàn con, sản lượng sữa lên tới 111.471 kg/ngày. Tổng số công ty thu mua sữa trên địa bàn TP Hà Nội là 6 công ty trên 45 trạm thu gom sữa; Trong đó Công ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP) số lượng lớn nhất là 28 trạm (62,2%), sản lượng sữa bình quân khoảng 79,6 tấn/ngày (71,4%). Còn lại là 17 trạm thu gom sữa của các công ty khác, sản lượng khoảng 32 tấn/ngày (chiếm 28,7%).

Nguồn: [Tên nguồn].