NTK Trung Quốc gọi áo dài của Việt Nam là "Trang phục truyền thống"?

Ngày 22/11/2019 10:19 AM (GMT+7)

Có hay không việc NTK Trung Quốc gọi giá trị truyền thống Việt Nam là những sáng tạo của cá nhân ông?

Từ lâu tà áo dài luôn gắn liền hình ảnh với người dân Việt Nam, đây được xem là niềm tự hào cũng như nét đặc trưng mà thế giới nói về Việt Nam. Tà áo dài được xem là quốc phục của Việt Nam, đã xuất hiện vào giai đoạn 38 – 42 sau công nguyên. Người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà Trưng. Để có được một chiếc áo dài mang đậm nét văn hóa đặc trưng bộ trang phục này đã phải trải qua nhiều giai đoạn biến thể khác nhau và có được phom dáng như hiện tại. 

Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu cho đến nay chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành bộ quốc phục mang hơi thở dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp con người, bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi chiếc áo dài đều đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo cho người phụ nữ mà không một bộ trang phục nào mang lại được.

Áo dài cũng là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận và xướng danh trên toàn cầu. Ngày nay, tà áo dài của Việt Nam luôn là những bộ quốc phục đình đám được bạn bè năm châu đánh giá cao trên các đấu trường nhan sắc quốc tế nói riêng và nhiều sự kiện thời trang văn hoá nói chung. 

Thế nhưng mới đây, Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc vừa ra mắt bộ sưu tập mới và họ gọi là “sự sáng tạo mới”, "phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc", nhưng cư dân mạng nhanh chóng nhận ra, các mẫu thiết kế này chẳng khác gì các mẫu áo dài của Việt Nam. 

NTK Trung Quốc gọi áo dài của Việt Nam là amp;#34;Trang phục truyền thốngamp;#34;? - 1

Áo dài là giá trị truyền thống mà bao đời qua người Việt Nam vẫn luôn tự hào. 

Ngay khi trình làng BST đã vấp phải sự phản đối của nhiều tín đồ thời trang quốc tế và đặc biệt là người dân Việt Nam.

Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu Ne Tiger, tuyên bố: "Khi sáng tạo ra bộ sưu tập này, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc".

Ông này cũng nói: "Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi cũng đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới".

Tà áo dài Việt ngày nay có đường cắt sắc nét, với cấu trúc hai tà trước sau cùng phần cổ đứng hoặc tròn đa dạng. Thông thường áo sẽ có phần tay dài ôm sát cơ thể, tuy vậy một số mẫu cách tân lại có phần tay áo ngắn hơn. Áo dài được diện với quần ống rộng cùng màu hay tối màu tuy thích, được các nhà mốt thường được phối hợp nhiều sắc màu hơn.

NTK Trung Quốc gọi áo dài của Việt Nam là amp;#34;Trang phục truyền thốngamp;#34;? - 2

Một thiết kế áo dài nằm trong BST hồi tháng 1/2018 của NTK Thuỷ Nguyễn được Á hậu Thuý Vân khoác lên người trong show diễn đình đám. 

NTK Trung Quốc gọi áo dài của Việt Nam là amp;#34;Trang phục truyền thốngamp;#34;? - 3

Những thiết kế của NTK này còn bị gạch chéo bởi nhiều tín đồ thời trang nói riêng và dân mạng nói chung để bảo vệ tà áo dài Việt Nam. Kể cả chiếc nón lá cũng là món đồ quen thuộc qua bao đời nay của người phụ nữ Việt. 

NTK Trung Quốc gọi áo dài của Việt Nam là amp;#34;Trang phục truyền thốngamp;#34;? - 4

Từng thiết kế, phom dáng đều là áo dài Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo như trang Sohu cho biết, BST này có tên là “1 vành đai“ lấy ý tưởng từ con đường tơ lụa nổi tiếng cách đây hàng nghìn năm, nối từ Châu Á tới châu Âu, cụ thể là 43 điểm và trong đó có nhiều quốc gia Đông Nam Á, dĩ nhiên là bao gồm Việt Nam. Nên NTK có sử dụng những Áo Dài Việt Nam, Nón Lá, Guốc Mộc... và bao gồm cả hoa văn, vải vóc. Tuy vậy, việc sử dụng, lấy ý tưởng mà chưa có sự cho phép là chưa hợp lý,  nên khiến người dân phẫn nộ là điều dễ hiểu. 

Diện lại áo dài cũ, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh vẫn đẹp ngất ngây
Lương Thuỳ Linh luôn mang theo tà áo dài đặc biệt được mẹ chuẩn bị cho cô từ ngày mới chân ướt chân ráo đi thi Hoa hậu.
Jay - Ảnh: Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Duyên dáng áo dài Việt