61,4% con cái ảnh hưởng tiêu cực khi mẹ sống chung với bạo lực gia đình

Ngày 15/10/2020 08:00 AM (GMT+7)

Bạo lực trong gia đình là một hiện trạng đã và đang tồn tại rất lâu trong xã hội Việt Nam. Các hình thức bạo lực thường thấy là lăng mạ bằng lời nói hoặc đánh đập. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và thói gia trưởng đã có từ xưa đến nay. Bên cạnh đó, những hành vi bạo lực này thường phát sinh từ cảm giác bức bối của người chồng khi gia đình rơi vào khó khăn về kinh tế, hoặc khi say rượu hay bất bình trong quan điểm…

Theo báo cáo của Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam năm 2019, 63% trong số phụ nữ tham gia vào đợt điều tra này đã từng trải qua bạo lực gia đình. Trong đó có con cái của 61,4% phụ nữ tham gia điều tra được xác nhận có vấn đề về hành vi.

Cũng trong cuộc Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam năm 2019, hơn 90% phụ nữ im lặng và không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất kì cơ quan có thẩm quyền nào mà chỉ chia sẻ với những người họ có thể tin tưởng, nhưng không thực sự làm gì cả. Tệ hơn là một bộ phận phụ nữ lựa chọn chịu đựng thầm lặng, hoàn toàn không chia sẻ cho bất cứ ai, kể cả người thân.

Đa số những người từng là nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ giữ im lặng và chịu đựng đến khi mọi chuyện đã đi quá xa. Điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ tiếp tục chịu đựng bạo lực với nhiều thương tích có khả năng gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí là có thể tử vong. Thêm vào đó là những sang chấn tâm lý không thể được điều trị dứt điểm như sợ sệt, lo âu, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.

61,4% con cái ảnh hưởng tiêu cực khi mẹ sống chung với bạo lực gia đình - 1

Nhưng vì sao họ lựa chọn chịu đựng trong thời gian dài như vậy?

Nếu được hỏi, họ sẽ trả lời là vì con và vì họ muốn cho con một mái ấm, có đủ tình thương của cha và mẹ. Hơn nữa, quan niệm phụ nữ khi lấy chồng thì phải chịu đựng và tha thứ đã thấm sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ, khiến cho tình trạng phụ nữ chịu đựng cảnh chồng bạo lực đối với mình càng tăng cao. Số khác lại chia sẻ rằng họ “không nỡ bỏ chồng” với lý do là họ hiểu và cảm thông nguồn cơn bộc phát của những hành vi bạo lực kia.

Chính vì tâm lý đó, người phụ nữ tự đặt bản thân vào vị trí nhẫn nhịn và cam chịu vì con. Việc này không chỉ khiến họ mắc kẹt trong tình trạng này mà kể cả con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể là đứa trẻ khi chứng kiến cảnh bạo lực sẽ trở nên sợ hãi, biếng ăn. Hậu quả là trẻ sẽ kém phát triển về thể chất. Không những thế, nhiều trẻ còn bị ám ảnh khi phải sống trong môi trường bạo lực trong một thời gian dài. Kết quả là trẻ lớn lên với tâm lý bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, dẫn đến những thay đổi về hành vi.

Cùng xem đoạn phim ngắn sau đây do nhãn hàng ENAT phối hợp cùng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thực hiện

ENAT không chỉ biết đến là nhãn hàng quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của Phụ nữ mà còn thấu hiểu và ủng hộ phụ nữ được sống đúng với mục đích sống của đời họ, vì phụ nữ luôn xứng đáng được trân trọng và yêu thương.

Qua đoạn phim trên ta thấy rõ ràng, vòng lặp bạo lực xảy ra khi một đứa trẻ luôn sống trong cảnh chứng kiến bạo lực từ người bố, sự phát triển về ý thức và hành vi của đứa trẻ bị ảnh hưởng một cách vô thức, đặc biệt khi chứng kiến những lời khuyên của người thân dành cho mẹ, bản thân trẻ nghĩ rằng hành động bạo lực sẽ dễ dàng được chấp nhận và bỏ qua. Vì thế đứa trẻ bắt đầu có những hành vi bạo lực mà không biết rằng chính điều đó hình thành nên tính cách và một người chồng bạo lực trong tương lai. Và cứ thế vòng quay bạo lực được lặp lại từ thế hệ này đến thế hệ khác.

61,4% con cái ảnh hưởng tiêu cực khi mẹ sống chung với bạo lực gia đình - 2

Thật vậy, trẻ dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ từ 5-12 tuổi vì đây là lứa tuổi phát triển nhận thức về thế giới xung quanh. Hành vi học hỏi lúc này của trẻ giống như một miếng mút thấm hút tất cả mọi thứ. Vì vậy trẻ tiếp xúc với môi trường nào thì sẽ phát triển tính cách mang đặc tính của môi trường đó. Kết quả là trẻ sống trong môi trường bạo lực có thể có tính cách của người có hành vi bạo lực (người chồng/ người cha) hoặc có tính cách rụt rè, hay sợ hãi (người vợ/người mẹ bị bạo hành). Nói cách khác, trẻ sẽ phát triển theo hai hướng, một là trở nên thụ động, nhút nhát hoặc tự ti, hai là trở nên dễ cáu gắt, có hành vi bạo lực hoặc dùng bạo lực như một cách thể hiện những cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp những trẻ thụ động, tâm lý bị tổn thương sẽ dễ dẫn đến trầm cảm tuổi dậy thì. Còn đối với trường hợp những trẻ có xu hướng bạo lực, trẻ có khả năng cao phạm một số tội liên quan đến bạo lực như là uy hiếp, cố tình gây thương tích. Trên thực tế, nhiều trường hợp phạm tội về bạo lực đều là hệ quả của việc trẻ là nạn nhân trực tiếp hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực khi còn nhỏ.

Vậy đâu là cách để người phụ nữ và con cái họ có thể thoát khỏi tình trạng này?

Đó là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Việc này cũng không dễ dàng vì những người họ nhờ vả cũng là phụ nữ. Lý do việc này có thể trở thành bất lợi là vì đa số họ không muốn bị liên lụy, vì đó là “chuyện trong nhà người ta”, hoặc không muốn bị người chồng bạo lực trả đũa do đã khai báo. Cuối cùng, họ quyết định im lặng.

Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất. Các chị em vẫn có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài mà nhãn hàng ENAT cùng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp nhằm giúp đỡ kịp thời những phụ nữ đang chịu đựng bạo lực gia đình, tư vấn tâm lý & pháp luật, ngoài ra còn tiếp nhận tạm trú cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.  Hotline: 1900 969 680 

Nguồn: [Tên nguồn].