7 việc này làm trong tháng 7 âm sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi nhưng nhiều người không biết

Ngày 05/08/2023 06:01 AM (GMT+7)

Tháng 7 âm lịch năm nào cũng làm nhiều người lo lắng vì cho là tháng xui rủi, đau ốm, bệnh tật, làm gì hỏng nấy... nên chỉ đi lễ bái cầu sức khỏe, bình an, tình duyên, sự nghiệp… mà không biết tới các lễ hội truyền thống đậm dấu ấn văn hoá, giá trị đạo đức... và 7 việc tâm linh cần làm.

1. Tăng cường sinh khí trước tháng 7 âm

Ngay từ bây giờ, hoặc chậm nhất là 1 tuần trước khi sang tháng 7 âm lịch gia chủ nên chuẩn bị một số việc cơ bản cho bản thân, gia đình và nơi mình đang sinh sống để đón tháng 7 âm lịch bình an.

Theo các chuyên gia, từ trước đến nay chưa có thống kê nào khẳng định tháng 7 âm là xui xẻo, nhưng nhiều hoạt động lớn như khai trương, động thổ, mua bán tài sản giá trị lớn… người dân đều né tháng 7 âm.

Theo Chuyên gia Phong thủy Hà Thanh, quan điểm Phật giáo thì không có ngày tháng nào là ngày tháng xấu, đen đủi, cần kiêng kị hay né tránh. Việc kiêng làm việc lớn trong tháng 7 âm là theo dân gian, đúng hay sai chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng.

Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng tốt xấu là do con người tự đặt ra, người sống lương thiện, làm nhiều việc tốt, không phạm phải những điều xấu thì tự nhiên vận may sẽ đến. Con người có niềm tin tín ngưỡng là để yên tâm về mặt tâm lý, nhưng không nên 'quá' mà thành mê tín, bởi trong cuộc sống thành công hay thất bại là do con người.

Với các phật tử, tháng 7 âm là tháng Vu lan báo hiếu - là khoảng thời gian tốt giúp trau dồi tâm tính và đức hạnh. Rằm tháng 7 âm chính là ngày chư tăng, ni thêm tuổi hạ, ngày đức Phật hoan hỉ.

Nhưng tháng 7 âm là thời điểm giao mùa hạ sang thu, mưa nắng thất thường, mưa ngâu sùi sụt khiến con người dễ cảm nhiễm phong hàn, sinh bệnh tật, đau ốm, mệt mỏi... dẫn tới làm việc nhiều khi không chuẩn chỉnh lại đổ cho 'tháng cô hồn' xui rủi.

Với nhà cửa, công trình... đang xây dựng nếu dính nước mưa sẽ ảnh hưởng đến mọi việc xoay quanh chất lượng công trình, nguyên vật liệu thi công và cả nhân lực làm việc… Do đó từ xa xưa các cụ đã tránh làm nhà (việc đại sự) vào tháng 7 âm - có thể vì thế mà thành quan niệm tháng 7 âm làm gì cũng hỏng.

Để tránh xui rủi, đau ốm, mệt mỏi... dẫn tới hậu quả không tốt, tốn kém cả tiền tài, sức khỏe thì ngay từ bây giờ người dân hãy tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, năng tập thể dục... cả trước - trong và sau tháng 7 âm để có sức khỏe tốt đi qua thời điểm giao mùa hạ sang thu, và bạn sẽ thấy tháng 7 âm không đáng sợ như đã nhầm tưởng.

Tháng 7 âm là thời điểm giao mùa hạ sang thu, a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/du-bao-thoi-tiet-c73e860.htmlthời tiết/a thất thường dễ bị nhiễm hàn khí, sinh bệnh tật, đau ốm, mệt mỏi... dẫn tới hậu quả không tốt lại đổ cho tháng cô hồn xui rủi. Ảnh internet.

Tháng 7 âm là thời điểm giao mùa hạ sang thu, thời tiết thất thường dễ bị nhiễm hàn khí, sinh bệnh tật, đau ốm, mệt mỏi... dẫn tới hậu quả không tốt lại đổ cho 'tháng cô hồn' xui rủi. Ảnh internet.

2. Chọn ngày đẹp bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang

Bàn thờ là nơi kết nối với thế giới tâm linh, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà – và tháng 7 âm là tháng tri ân, báo hiếu. Do đó trước tháng 7 âm các gia đình cần bao sái bàn thờ đúng cách, thực hiện những kiêng kị để tránh phạm điều đại kị trong tâm linh và phong thủy.

Thời gian tiến hành bao sái ban thờ nên chọn một ngày phù hợp vào nửa cuối tháng 6 âm lịch, hoặc tiện ngày nào thì làm ngày đó (cẩn thận thì chọn ngày đẹp, giờ tốt để bao sái).

Người làm nhiệm vụ bao sái ban thờ cần tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương – với ý "xin phép" thần linh và gia tiên, rồi đọc "Văn khấn bao sái ban thờ", sau đó bắt đầu công việc.

3. Lễ mùng Một tháng 7 âm lịch

Ngày mùng Một âm lịch (ngày Sóc) khởi đầu của tháng 7 âm, việc sắp đồ cúng lễ bình thường theo phong tục cổ truyền vùng miền, không theo chuẩn mực nào.

4. Lễ Thất tịch – Tết Ngâu

Ngày lễ Thất Tịch (mùng 7 tháng 7 âm) - dân gian gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" – theo tích chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ.

Điều đặc biệt ngày Lễ Thất Tịch Việt Nam là thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), nhà vua 42 tuổi vẫn chưa có con để truyền ngôi vị. Ngài đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 âm lịch - nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Từ đó vào ngày này hàng năm một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà (Hà Nội) - trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

5. Lễ Xá tội vong nhân

Ở Việt Nam Rằm tháng 7 âm (ngày Vọng) gọi là Tết Trung Nguyên, ngày 'Xá tội vong nhân' - theo tích xưa là ngày Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các cô hồn về thăm dương gian, con cháu.

Theo lý giải của Chuyên gia phong thủy Hà Thanh,  ngày 'Xá tội vong nhân' chỉ trong ngày Rằm tháng 7, chứ không phải cả tháng như khá nhiều người lầm tưởng rồi lo lắng, sợ hãi. Ngày này dân gian cúng bố thí cháo loãng, gạo, bỏng, muối… cho các cô hồn không ai cúng bái. Việc cúng cô hồn mang tính nhân văn, cầu nguyện cho những vong hồn đang vất vưởng nơi dương gian được siêu thoát và đầu thai, chứ không chỉ có mỗi hàm ý 'xua đuổi' để người sống được yên ổn.

Còn theo khoa học, ngày Rằm - lại là Rằm tháng 7 vốn là ngày cực thịnh của âm khí (là ngày Mặt trăng tác động mạnh nhất lên Trái đất) - nhất là trong tháng 7 âm lịch âm khí mạnh nên mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ngày này người xưa hay đốt vàng mã hóa cho người âm - là một trong những cách giúp cân bằng lại âm - dương khi khí âm cực vượng. Nhưng nếu lạm dụng việc đốt mã thái quá thì sẽ thành mê tín. 

Lễ Xá tội vong nhân chỉ trong ngày Rằm tháng 7 chứ không phải cả tháng như khá nhiều người lầm tưởng rồi lo lắng, sợ hãi. Ngày này dân gian cúng bố thí cháo loãng, gạo, bỏng, muối… và cầu cho những vong hồn được siêu thoát và đầu thai, chứ không hàm ý xua đuổi để người sống được yên ổn. Ảnh internet.

Lễ Xá tội vong nhân chỉ trong ngày Rằm tháng 7 chứ không phải cả tháng như khá nhiều người lầm tưởng rồi lo lắng, sợ hãi. Ngày này dân gian cúng bố thí cháo loãng, gạo, bỏng, muối… và cầu cho những vong hồn được siêu thoát và đầu thai, chứ không hàm ý 'xua đuổi' để người sống được yên ổn. Ảnh internet.

6. Lễ Vu lan báo hiếu – Rằm tháng 7 âm lịch (Tết Trung Nguyên)

Rằm tháng Bảy vài chục năm gần đây còn là lễ Vu lan báo hiếu - một trong những đại lễ của Phật giáo tổ chức rộng rãi – bắt nguồn từ tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ từ địa ngục ra bằng lòng hiếu thảo.

Theo kinh Vu Lan bồn, Mục Kiền Liên nghe lời Phật dạy đã nhờ hợp lực của chư tăng mười phương mong giải cứu mẹ mình ở cõi ngạ quỷ – và ngày Rằm tháng 7 âm là tốt nhất để cung thỉnh chư tăng, sắm sửa lễ cúng… nên mẹ ông đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng sau này chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này – và ngày lễ Vu Lan đề cao lòng hiếu hạnh của con cái với tổ tiên, cha mẹ, ông bà.

Lễ Vu lan người dân nườm nượp đi chùa cầu siêu cho tổ tiên, các đấng sinh thành, thập loại chúng sinh. Nhiều người tự giác ăn chay, bố thí cho người nghèo, phóng sinh tạo phước, cúng dường chư tăng… rồi hồi hướng công đức cho gia tiên và các chúng sinh.

7. Lễ tạ cuối tháng

Kết thúc tháng 7 âm với nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng nhiều nhà sắm biện hoa tươi, trái cây lễ tạ Thần linh, gia tiên đã phù trợ cho con cháu được bình an, mạnh khỏe đi qua tháng 7 âm.

Lễ Vu Lan, Xá tội vong nhân đều là những lễ quan trọng của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí - thể hiện tính nhân văn của người Việt luôn hướng về tổ tiên, báo hiếu đấng sinh thành.

Tháng 7 âm lịch có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hoá và giá trị đạo đức, những nguyện cầu của con người về sức khỏe, tình duyên, công danh sự nghiệp... được lưu truyền hàng ngàn năm - những tri thức khổng lồ của tổ tiên tới ngày nay chúng  ta vẫn chưa thể giải mã được".

Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương, mỗi nghi lễ trong tháng 7 âm được tổ chức vào một thời điểm nhất định. Người dân nên chọn giờ Hoàng đạo trong ngày nhằm đón được Thiên khí tốt nhất, theo quy trình chuẩn phong thủy chính phái. Ông đã ghi chép đầy đủ trong Mật Pháp Bách Bộ Thần Giải - giúp người dân nắm được thông tin chi tiết, bám sát nội dung công việc để tiến hành chuẩn xác.

Lễ Vu lan và 'Xá tội vong nhân' ngày Rằm tháng 7 khác nhau thế nào?

Lễ Vu lan: Đề cao sự báo hiếu. Lễ Vu Lan ngày nay được các chùa tổ chức quy mô lớn từ đầu tháng 7 âm lịch. kéo dài hết tháng 7 âm lịch.

Lễ 'Xá tội vong nhân': Đề cao sự ban phước cho các chúng sinh cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian - thường cúng vào đúng ngày Rằm tháng 7.

Ngày nay để tiện lợi hơn thì nhiều nhà gộp cả lễ Vu lan và 'Xá tội vong nhân' cúng vào Rằm tháng 7. Nhưng ở phía Bắc người dân trọng lễ Xá tội vong nhân, miền Trung và miền Nam lại đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.

*Thông tin bài viết chỉ có tính tham khảo.

Cuối tháng cô hồn còn 1 lễ nhưng ít người biết để thực hiện
Kết thúc cúng cô hồn xong vẫn còn 1 lễ cần làm, nhưng rất nhiều người biết nên đã bỏ qua.

Tháng cô hồn

Theo Ngọc Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tháng cô hồn