Bài toán lớp 3 "Chọn tay có kẹo" dạy trẻ lừa lọc, gian dối?

Ngày 23/10/2018 14:04 PM (GMT+7)

Đề bài môn Toán này khiến nhiều người không hiểu mục đích giáo dục của bài tập này là gì.

Vừa qua, trong nhóm cộng đồng giáo viên tiểu học trên facebook, một phụ huynh đã đăng đề bài một bài toán nhờ các thầy cô giảng giải giúp. Bài toán có nội dung như sau:

Hôm nay được nghỉ, Tí sang nhà Tôm, đúng lúc Tôm đang ăn kẹo, Tí liền xin kẹo. Tôm đồng ý và nói: "Tớ để kẹo trong hai tay, Tí chọn được bên nào tớ cho bên đó.", nói rồi Tôm đưa hai nắm tay ra cho Tí chọn. Tuy nhiên, sau cả 5 lần cho Tí theo cách chọn nắm tay, số kẹo của Tôm vẫn không thay đổi. Em hãy giải thích vì sao.

Bài toán lớp 3 amp;#34;Chọn tay có kẹoamp;#34; dạy trẻ lừa lọc, gian dối? - 1

Bài toán được một phụ huynh đăng lên mạng để hỏi đáp án

Bài toán ngay lập tức thu hút sự chú ý của các thầy cô giáo. Thầy giáo Phan Văn H. đưa ra câu trả lời: "Vì Tí chọn 5 lần cả 5 lần bên tay không có kẹo." Tuy nhiên nhiều người cho rằng Tí không thể "đen" như thế, bởi xác suất chọn tay có kẹo và không có là 50 - 50.

Bạn N.Đ đưa ra những trường hợp có thể xảy ra của bài toán: "Chỉ có thể có 2 trường hợp. Một là cả hai tay Tôm không có kẹo. Hai là Tí đen đủi toàn vớ được tay không có kẹo."

Bài toán lớp 3 amp;#34;Chọn tay có kẹoamp;#34; dạy trẻ lừa lọc, gian dối? - 2

Đề bài này thu hút nhiều giáo viên và phụ huynh quan tâm

Cô giáo Đào Thị T.H bày tỏ bức xúc đối với đề bài khó hiểu này: "Giờ toàn thấy mấy bài học kiểu gì trên trời rơi xuống ý. Trẻ con nó sẽ giải thích là vì Tôm ki bo giấu hết kẹo. Tôm nói vậy để lừa Tí. Chứ sao đến 5 lần vẫn chả được cái kẹo nào!"

Cùng ý kiến với Đào Thị T.H, thầy giáo Nguyễn Duy T. cũng bình luận: "Bây giờ Tiếng Việt và Toán nhiều bài dạy trẻ em nói dối, lừa lọc, học thói hư tật xấu. Như bài "Mẹ bế em nâng", hay bài "Bà phù thủy", rồi bài toán chặt ngón tay..."

Được biết, bài toán này nằm trong chương trình Toán lớp 3. Anh V.V.D là người đã đưa bài tập này lên để hỏi ý kiến các thầy cô. Anh cho biết, bản thân mình cũng nghĩ đáp án là hai tay của Tí đều không có kẹo, nhưng như thế là dạy trẻ nói dối, nên phân vân không biết nên hướng dẫn con làm bài thế nào.

Ở bài toán này có thể giải thích bằng 2 trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1: Tí giữ đúng luật chơi và cả 5 lần Tôm đều chọn phải tay không có kẹo.

* Trường hợp 2: Cả hai tay Tí đều không có kẹo (nghĩa là khi đưa ra đề bài cho Tôm, bạn Tí đã nói dối).

Hiện bài toán này vẫn đang nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng giáo viên Tiểu học.

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 khiến phụ huynh hoang mang: Trò sai hay cô giáo sai?
Bài tập Tiếng Việt lớp 3 này đang khiến nhiều phụ huynh và giáo viên tranh luận trên mạng xã hội.
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục