Nữ sinh duy nhất tốt nghiệp xuất sắc Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngày 27/01/2025 09:15 AM (GMT+7)

Huỳnh Trương Tường Vy, ngành Răng-Hàm-Mặt, là sinh viên duy nhất tốt nghiệp loại xuất sắc của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, năm 2024.

"Em chỉ biết điểm mình thuộc nhóm cao trong lớp, đến khi tốt nghiệp mới biết là thủ khoa của trường. Kết quả này ngoài sức tưởng tượng, em vẫn thấy mình còn nhiều thiếu sót", nữ sinh chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết những sinh viên tốt nghiệp giỏi (điểm trung bình 3.2/4) trở lên đều nắm vững kiến thức chuyên môn, thể hiện tốt ở các phần thực hành lâm sàng, khéo léo trong làm việc, kết nối đội nhóm và tương tác với người bệnh. Từ 3.6/4 điểm, sinh viên được xếp loại xuất sắc.

"Rất lâu rồi trường mới lại có một bạn được loại xuất sắc. Việc đào tạo bác sĩ rất khắt khe, không dễ để đạt điểm cao", PGS.TS Hiệp nói.

Tường Vy nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc hồi, tháng 11/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tường Vy nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc hồi, tháng 11/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vy kể ngày còn học cấp 2 ở trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, em đã quyết định đi theo hướng chuyên Hóa. Theo em, môn này có sự lồng ghép giữa lý thuyết và tính toán nên đỡ khô khan.

Lên lớp 10, Vy thi vào trường Phổ thông Năng khiếu. Khi chọn ngành ở đại học, nữ sinh phân vân giữa Răng-Hàm-Mặt và Y khoa, nhưng tự thấy hạn chế về sức bền, thể lực nên chọn Răng-Hàm-Mặt.

Vì gia đình không ai theo ngành Y, bố mẹ khuyên em chọn lĩnh vực kinh tế hoặc hướng khác. Qua nhiều chia sẻ, Vy cũng hình dung quãng đời sinh viên trường Y sẽ rất cực, học tối ngày, ăn ngủ thất thường, thi cử căng thẳng. Nhưng vì yêu thích, Vy vẫn chọn và muốn chinh phục ngành này.

Vừa bước vào giảng đường, Vy bị ngợp với môi trường học tập khác biệt và khối lượng kiến thức lớn, đa dạng. Ngoài bài giảng của thầy cô trên lớp, sinh viên phải đọc thêm nhiều sách. Để ghi nhớ, Vy vẽ sơ đồ tư duy, học nhóm cùng bạn bè. Nhưng sau này, nữ sinh cảm thấy học một mình sẽ tập trung, hiệu quả hơn nên giảm học nhóm. Bất kỳ nội dung kiến thức nào em cũng tìm mọi cách để hiểu bản chất vấn đề, từ hỏi thầy cô, anh chị đi trước, bạn bè hoặc tìm hiểu trên mạng.

Vy kể ám ảnh nhất với sinh viên ngành y nói chung là những lần thi chạy trạm. Lần đầu em "chạm trán" với cách thi này là học kỳ II năm thứ nhất với môn Giải phẫu. Theo Vy, đây cũng là lần thi khó nhất chưa biết chạy trạm là gì, cộng thêm kiến thức về giải phẫu cơ thể người mới lạ và khó. Mỗi trạm là một câu hỏi, sinh viên chỉ có 30 giây vừa đọc vừa suy nghĩ, ghi đáp án rồi chạy đến trạm tiếp theo.

Với lịch học, thực hành dày đặc cùng khối lượng kiến thức lớn nên suốt 6 năm, Vy không có nhiều thời gian vui chơi, thường học đến 11-12 giờ đêm rồi dậy sớm đến trường, thực hành ở bệnh viện. Tuy nhiên, Vy cho rằng sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt vẫn "nhẹ nhàng" hơn so với Y khoa khi không phải trực bệnh viện buổi tối.

Cuối năm thứ tư, Vy gặp nhiều áp lực và chán nản khi thấy bạn bè ngày xưa đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, có thu nhập để đỡ đần gia đình. Trong khi ngành y thời gian học dài, ra trường vẫn tiếp tục học thêm nhiều năm nữa, cập nhật kiến thức liên tục mới có thể hành nghề tốt.

"Em tự động viên mình đã theo đuổi ngành thì cố gắng đến cùng, không nên bỏ cuộc giữa chừng", Vy chia sẻ.Hiện, Vy học chương trình sau đại học ngành Răng-Hàm-Mặt ở trường Đại học Y Dược TP HCM.

5 nghề phù hợp với nhóm tính cách nhà điều hành, toàn ngành HOT đang khát nhân lực, thu nhập 1 tỷ đồng/năm
Nếu bạn là người có khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho mọi người thì không thiếu công việc giúp bạn phát triển sự nghiệp với thu nhập “khủng”.

Chuyện nghề

Theo Lệ Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]27/01/2025 07:22 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục