Xác ướp 2 tuổi mở mắt này được mệnh danh là "người đẹp ngủ trong…hầm mộ".
Bí mật về công thức chế tạo chất lỏng ướp xác
Các nhà nghiên cứu cho biết công thức của Salafia có vẻ rất giống với phương pháp điều trị dựa trên asen – một loại khí hiếm (thường gọi là thạch tín) mà phương pháp sử dụng chất này rất phổ biến vào thời gian giáo sư Salafia sinh sống. Theo cuốn “Sổ tay về cái chết” của Clifton D. Bryant, Salafia là học trò của tiến sĩ Tranchini đến từ Naples – người đã đề xuất ra cách thức ướp xác dựa trên chất khí asen.
Công thức của tiến sĩ Tranchini sử dụng khoảng 450g chất arsen khô hòa tan trong rượu để tạo ra khoảng 10 lít dung dịch. Sau đó, chất này sẽ được tiêm vào đùi hoặc vào động mạch cảnh của cơ thể. Rất nhiều người tin rằng, phương pháp của Salafia là một biến thể của công thức trên.
Nhưng trên thực tế, asen không phải là thành phần được sử dụng trong công thức. Mới đây, một nhà Nhân loại học – sinh học người Ý tên là Dario Piombino-Mascali đến từ Học viện Xác ướp và Người băng ở Bolzano đã liên hệ với những người họ hàng còn sống của giáo sư Salafia và xin phép họ được tìm kiếm những giấy tờ của ông. Trong số những tài liệu viết tay của giáo sư Salafia, công thức được ông sử dụng để ướp xác cho Rosalia bao gồm: formalin, muối kẽm, cồn, axit salicylic và glycerin.
Quay trở lại câu truyện về xác ướp cô bé 2 tuổi Rosalia, điều gì đã khiến cô bé này trở nên đặc biệt đến như vậy? Rosalia Lombardo được đặt tên theo tên của Tháng Rosalia – vị Thánh bảo hộ của người dân Palermo. Vị Thánh này đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để sổng trong một hang động, nơi người đã qua đời vào năm 1170.
Đền thờ Thánh Rosalia ở Sicily, gần Palermo
Bức tượng tháng Rosalia
Rất nhiều truyền thuyết ly kì được xây dựng xung quanh hình tượng Thánh Rosalia, câu chuyện đầu tiên xảy ra vào tháng 7/1624, khi một dịch bệnh đang tàn phá Palermo. Cơ thể được bảo quản tuyệt vời của người được tìm thấy trong hang động vào thời gian đó, phát hiện này trùng hợp với thời điểm dịch bệnh kết thúc. Rất nhiều ngôi đền nhỏ thờ Thánh Rosalia được dựng lên khắp Palermo, nhưng Santuario di Santa Rosalia (Đền thờ Thánh Rosalia) là ngôi đền lớn nhất. Nó được xây dựng ngay trong hang động mà thi thể của vị Thánh này được tìm thấy. Sự kết nối kì diệu giữa hai câu chuyện đã biến cô bé Rosalia trở thành “Người đẹp ngủ trong hầm mộ” mà người ta vẫn gọi ngày này.
Những bức tranh mô tả vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện của Rosalia
Một bức tranh tưởng tượng khi Rosalia trở thành thiếu nữ