Người đàn ông họ Sử đặt tên cho con gái là Sử Hạo Điềm, mong con gái sau này sẽ là một người vừa ngay thẳng lại vừa ngọt ngào. Thế nhưng, khi đi học, bé gái lại vấp phải rắc rối vì cái tên này.
Bậc phụ huynh nào cũng có mong muốn con cái của mình sẽ trở nên thành đạt trong cuộc sống. Sự kỳ vọng này bắt đầu ngay khi đứa trẻ chào đời và họ chọn tên để đặt cho con. Ai ai cũng muốn đặt cho con mình một cái tên thật độc đáo và khác biệt. Danh xưng phải thật dễ nghe, dễ nhớ, nhưng cũng phải lôi cuốn và mang hàm ý sâu sắc. Bên cạnh đó cũng có nhiều bậc cha mẹ lại chẳng mấy quan tâm đến việc đặt tên cho con cái của mình, những cái tên dở khóc dở cười cũng từ đó mà ra đời.
Việc đặt tên được cho là còn có thể ảnh hưởng đến vận mệnh cuộc đời mỗi người.
Nhiều câu chuyện về cái tên "dở khóc dở cười" đã từng xảy ra ở Trung Quốc.Ví dụ như chuyện bố mẹ đặt tên cho con trong một gia đình họ Sử. Tại Trung Quốc, người mang họ này rất nhiều, đứng thứ 85 trong các họ về độ phổ biến hiện nay. Không khó để nghe thấy những người nổi tiếng quen thuộc mang họ Sử, chẳng hạn như Sử Ngọc Trụ - vị tỷ phú ngành game giàu có hàng đầu trên thế giới.
Vốn là một họ hay, việc chọn được một cái tên đẹp từ họ này cũng không hề khó. Nhưng một người đàn ông họ Sử (ở Vân Nam, Trung Quốc) lại có thể nghĩ ra cho con mình một danh xưng vô cùng kỳ quặc. Ông muốn con gái mình sau này sẽ là một người vừa ngay thẳng lại vừa ngọt ngào, vì vậy mà gọi là Sử Hạo Điềm. Thoạt đầu, gia đình ông đều cho rằng đây là một cái tên phù hợp với bé gái. Mọi người vẫn thường gọi cô bé là Hạo Điềm mà chẳng ai để ý đến cái tên này có điều gì đó rất lạ.
Một hôm, mẹ của cô bé đến trường mẫu giáo để họp phụ huynh, khi giáo viên gọi Sử Hạo Điềm, mọi người trong phòng đều bật cười. Lúc này người mẹ mới cảm thấy ngượng ngùng và vỡ lẽ. Hóa ra là khi đọc đầy đủ cả họ và tên của cô bé, vì cách phát âm khá giống nhau nên mọi người lại nghe nhầm thành “hi ngận điền", có nghĩa là “phân rất ngọt". Sau này khi đứa trẻ lớn lên, vì cảm thấy xấu hổ mà cô bé cũng được bố mẹ đổi thành cái tên khác.
Hay có một cặp anh em sinh đôi nọ được cha mẹ đặt tên là Lôi, trong tiếng Trung có nghĩa là “sấm sét”. Bố đặt tên cho người anh trai là Lôi Đả Lôi và em trai là Lôi Hưởng Lôi. Đến tuổi đi học, các bạn cùng lớp thường gọi chúng là "cặp đôi sấm sét". Điều này khiến hai đứa trẻ luôn trở thành tâm điểm của sự trêu chọc mỗi khi chúng đến trường.
Mao Y trong tiếng Trung Quốc còn được hiểu là áo len.Câu chuyện dở khóc dở cười khác về những cái tên cũng xảy ra với
Ngoài ra còn có câu chuyện khác về một nữ nhân viên văn phòng tên Mao Y. Thoạt nghe ai cũng nghĩ đây là một cái tên rất hay. Nhưng cô ấy thường tâm sự với đồng nghiệp của mình rằng cô sợ nhất khi ra đường vào mùa đông. Đồng nghiệp nghe xong thì thấy lạ, liền hỏi cô ấy ra đường có gì phải sợ, chẳng thà Mao Y nói sợ đi vào ban đêm, nhưng đằng này lại nói sợ đi vào ban ngày nên đồng nghiệp hết sức tò mò. Lúc này cô gái mới kể rằng, vào mùa đông, đi trên đường có nhiều người la lớn: "Áo len, khuyến mãi lớn, 25 tệ một chiếc".
Mao Y vừa dứt lời, tất cả đồng nghiệp đều vỡ lẽ mà cười phá lên. Bởi lẽ từ áo len trong tiếng Trung có cách phát âm giống hoàn toàn so với tên của Mao Y. Vì sự trùng hợp tai hại này mà vào mùa đông, cô gái thường bị ảo giác rằng có ai đó gọi mình hay rao bán cô với giá 25 tệ. Điều này thực sự khiến Mao Y chịu nhiều phiền toái.
Những câu chuyện trên là minh chứng cho thấy cha mẹ khi đặt tên con cái cần lựa chọn thật kỹ lưỡng, tránh để con mình rơi vào những tình huống dở khóc dở cười như vậy.