Ở Việt Nam, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút. Hàng trăm bạn trẻ tập trung ở khu vực sân vận động Mỹ Đình từ sớm để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Chiều 4/4, hàng trăm người dân Thủ đô và các bạn trẻ đã có mặt tại Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) để chiêm ngưỡng hình ảnh về "trăng máu" duy nhất trong năm. Theo giờ Việt Nam, vào lúc 16 giờ, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút; đạt cực đại lúc 19 giờ. Hiện tượng này sẽ kết thúc khoảng 21h00.
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Mặt trăng máu” thường được sử dụng để chỉ Nguyệt thực toàn phần. Bởi trong quá trình đó, mặt trăng có màu đỏ như màu của máu.
Rất đông người dân Thủ đô có mặt tại SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội) để quan sát Nguyệt thực toàn phần.
Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội chuẩn bị đầy đủ kính thiên văn để quan sát hiện tượng độc đáo này.
Các em nhỏ cũng khá háo hức tham gia.
Và tỏ ra vô cùng lạ lẫm trước ống kính thiên văn học.
Trong đó cũng có nhiều tay máy chuyên nghiệp.
Khoảng 19h30, người dân mới có cơ hội nhìn thấy hiện tượng "trăng máu" tại SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội) do tầm nhìn bị hạn chế.
Các bạn trẻ hò reo khi nhìn thấy hình ảnh nguyệt thực.
Đây là một hiện tượng thiên văn có thể quan sát được bằng mắt thường nhưng sẽ thú vị hơn nếu bạn có một chiếc ống nhòm hoặc kính thiên văn. (Trong ảnh là hình ảnh của mặt trăng qua ống kính thiên văn).
Mặt trăng đang dần hiện hữu.
Lần nguyệt thực một phần tiếp theo tại khu vực Việt Nam quan sát được sẽ diễn ra vào ngày 8/8/2017, còn để chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần kế tiếp, phải đợi đến 31/1/2018.
Hiện tượng này về bản chất vật lí cũng giống như việc mặt trời khi hoàng hôn có màu đỏ.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này kết thúc vào khoảng 20h55 phút.