Chiêu lừa "việc nhẹ lương cao" dịp nghỉ hè: Dù đã cảnh báo nhưng sinh viên dễ dàng "sập bẫy"

H.G - Ngày 11/06/2022 06:00 AM (GMT+7)

Tận dụng kì nghỉ hè, nhiều sinh viên tranh thủ tìm việc làm thêm để có thêm một khoản tiền tiết kiệm nhỏ hoặc dùng để trang trải sinh hoạt phí. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng xấu đã nghĩ ra đủ mánh khóe để lừa đảo các sinh viên dưới mác việc nhẹ lương cao.

Câu chuyện lừa đảo khi tìm việc làm thêm của sinh viên tại các thành phố lớn tuy không còn mới nhưng vẫn là vấn nạn chưa được giải quyết triệt để từ nhiều năm nay. Hàng năm cứ vào kỳ nghỉ hè, những bài đăng bóc phốt, bài đăng cảnh báo các chiêu lừa được đăng tải liên tục nhưng lạ thay, nhiều sinh viên vẫn "dính bẫy", bị lừa tiền một cách công khai. 

Đa phần các bạn trẻ thường tìm việc qua các trang rao vặt, tin tuyển dụng đăng trên facebook, các hội nhóm cộng đồng tự do mà không có sự kiểm soát. Lợi dụng tâm lý thích việc nhẹ lương cao, những đối tượng xấu thường đăng tìm vị trí cho các công việc tại rạp chiếu phim, cửa hàng tiện lợi, chăm sóc khách hàng theo ca... với mức lương cực kỳ cao, thời gian làm việc ít. Các công việc làm thêm đúng nghĩa, minh bạch công khai thì lại thường không được chú ý vì tiền thù lao ở mức bình thường. 

Chiêu lừa amp;#34;việc nhẹ lương caoamp;#34; dịp nghỉ hè: Dù đã cảnh báo nhưng sinh viên dễ dàng amp;#34;sập bẫyamp;#34; - 1

Kim Duyên (2001) sinh viên năm 3 trường Đại học Công Nghệ TP HCM suýt chút nữa "dính" cú lừa khi kiếm việc làm thêm. Tìm trên facebook thấy mẫu đăng tuyển tìm nhân viên rà soát đơn, làm nhiệm vụ nhận hoa hồng, không cần kinh nghiệm hay bằng cấp, kiếm được 200-300.000 đồng/ngày. Duyên nhanh chóng nhắn tin vào số điện thoại trên thông báo tuyển dụng. 

Người có tên zalo Ngọc Yến sau khi hỏi các thông tin cá nhân thì nêu ra chi tiết công việc. Thoạt nhìn công việc này được điều hành bởi công ty có hệ thống chuyên nghiệp, tuy nhiên đây chỉ là trò mập mờ đánh lận con đen. Thực chất là lừa các bạn sinh viên bỏ tiền thực hiện nhiệm vụ, cam kết sau đó sẽ hoàn lại và nhận kèm hoa hồng. Đây là trò lừa đảo đã được bộ công an trực tiếp cảnh báo, báo chí vào cuộc phản ánh. 

Kim Duyên may mắn sớm nhận ra mánh khoé này vì cô đem chuyện hỏi ý kiến các anh chị, người quen và nhận được lời can ngăn kịp thời. 

Mô tả công việc khá chi tiết, chuyên nghiệp. Ảnh: NVCC

Mô tả công việc khá chi tiết, chuyên nghiệp. Ảnh: NVCC

Hiện nay, với sự phát triển của internet, công nghệ cao, các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi hơn. Phổ biến nhất là các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng. Mô hình này du nhập từ nước ngoài từ nhiều năm nay và ngày càng thay hình đổi dạng, thay đổi cách thức dẫn dụ, lừa đảo các tầng lớp sinh viên, người nông thôn, người thiếu hiếu biết tham gia vào các đường dây. 

Sinh viên mới lên thành phố học luôn là đối tượng bị những kẻ kinh doanh đa cấp nhắm đến bởi vốn sống còn hạn chế. Trong khi đó, chúng có nhiều chiêu bài với các lời chào mời ngọt như rót mật vào tai khiến các bạn sinh viên trẻ "dính bẫy". 

Bắt nguồn từ một bảng khảo sát sinh viên trên facebook, Nhật Vy (2003) sinh viên ngành quản trị lữ hành - khách sạn đã nhận một tin nhắn từ tài khoản facebook lạ với lời chào mời làm cộng tác viên cho mảng marketing online cho một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Vy cho biết xem qua facebook thấy người này thường xuyên đăng tải hình ảnh chụp ở công ty, các hoạt động đào tạo nhân sự trẻ nên khá tin tưởng tiếp chuyện.

Sinh viên đại học - đối tượng luôn bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến vì vốn sống còn hạn chế.

Sinh viên đại học - đối tượng luôn bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến vì vốn sống còn hạn chế. 

Sau cuộc nói chuyện, người lạ mặt mời Vy đến công ty tham gia các buổi định hướng nghề nghiệp và đào tạo chuyên sâu cho sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Ở buổi tư vấn, ngoài Vy còn hàng chục sinh viên khác đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn TP HCM.

Khác với mục đích ban đầu, những người tự xưng là giám đốc, trưởng phòng tại công ty chỉ tập trung nói về công việc kinh doanh. Đội lốt dưới vỏ bọc xây dựng một cộng đồng thế hệ Z tài năng, kiếm tiền giỏi, phát huy được tối đa năng lực..., mục tiêu cuối cùng vẫn là dẫn dụ các bạn trẻ tham gia vào nhóm bán hàng đa cấp của họ.

Nhật Vy cho biết cô sớm thấy không ổn nên xin phép về trước và cũng nhận thấy vẻ mặt khó chịu của những người "ban tổ chức", họ tìm cách giữ Vy lại nhưng khi cô nói đã gọi cho anh trai làm công an phường tới đón, cô mới được đi. Cô gái trẻ đã không dính bẫy đa cấp khi được mời đầu tư, bỏ số tiền từ 2 đến 10 triệu đồng mua các sản phẩm về kinh doanh. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ khác đã tin tưởng và chịu chi tiền với niềm tin có thể tích góp được một khoản tiền lớn. 

Những tin đăng tuyển sơ sài nhưng lại có lượt bình luận khủng. Đơn giản vì khoản thù lao lớn đã khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Những tin đăng tuyển sơ sài nhưng lại có lượt bình luận khủng. Đơn giản vì khoản thù lao lớn đã khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy. 

Ngoài những hình thức lừa đảo nhập liệu thông tin, nhận hoa hồng khi hoàn thành đơn hàng, đa cấp thì các hình thức như cọc tiền mua đồng phục, đóng phí thế chân, mở thẻ ATM... cũng đã khiến nhiều bạn sinh viên tiền mất tật mang. 

Không chỉ là những tin đăng tuyển trôi nổi trên mạng, thậm chí nhiều trung tâm giới thiệu việc làm "dỏm" còn có trụ sở trực tiếp bên ngoài, điều này vô tình khiến nhiều bạn sinh viên đặt niềm tin, không ngần ngại cọc tiền để nhận việc. Những số tiền này khá nhỏ từ 100.000 đến dưới 300.000 đồng.

Các trung tâm này khi nhận tiền ngay lập tức hứa hẹn sẽ sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, chỗ ở và liên lạc lại trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên, không một sinh viên nào nhận được việc, đến trực tiếp trung tâm cũng không đòi lại được tiền vì "thân cô thế cô" và lại tiếp tục được yêu cầu chờ đợi. Điểm chung của các trung tâm mô giới việc làm này là văn phòng sơ sài, ở những địa chỉ không cố định mà thường xuyên đổi chỗ, nhân viên ít ỏi. 

Hiện nay, tại các trường đại học, đoàn khoa cũng chủ trường khuyến cáo sinh viên tìm việc bằng các nguồn uy tín, các kênh chính thống. Bạn Minh Nghĩa (Phụ trách công tác sinh viên khoa song ngữ Anh - Nga, ĐH Sư Phạm) cho biết: "Khoa cũng đưa ra nhiều thông tin tuyển dụng phù hợp với sinh viên, trang bị thêm thông tin để các bạn nhận biết, khi nghi ngờ thì biết cách kiểm chứng thông tin. Đồng thời, các thể tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm công lập của TP.HCM như Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên của Thành đoàn TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm của Sở Lao động - thương binh và Xã hội TP.HCM...".

Pháp lý vụ ông Lê Tùng Vân rời khỏi nơi cư trú ở Long An đến TP.HCM làm căn cước công dân
Ông Lê Tùng Vân đi khỏi nơi cư trú khi chưa xin phép là trái quy định, tuy nhiên luật không cấm bị can làm căn cước công dân (CCCD).

Tịnh thất Bồng Lai

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lừa đảo