Cô đồng bổ cau "đúng nhận sai cãi" xôn xao MXH: Có thể chịu phạt tù đến 10 năm về hành vi hành nghề mê tín dị đoan

NGỌC HÀ - Ngày 08/02/2023 11:24 AM (GMT+7)

"Đối với hành vi hành nghề mê tín dị đoan của cô đồng bổ cau thì mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 10 năm”, luật sư Đại nói.

Hiện giới trẻ liên tục bắt chước theo trend “đúng nhận, sai cãi” – xuất phát từ loạt clip xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Và chủ nhân của hot trend trên là cô đồng Tr.H đến từ Kinh Môn (Hải Dương).

Trong các video, cô đồng Tr.H chỉ cần bổ quả cau thành từng miếng sẽ phán "vanh vách" về một vấn đề nào đó và chốt lại bằng câu “đúng nhận, sai cãi”. Đây được xem là biểu hiện của hiện tượng mê tín dị đoan lan truyền trên mạng xã hội. Nó có thể là gây ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí tuyên truyền mê tín dị đoan đến nhiều người.

Sáng nay (8/2), đại diện lãnh đạo Công an Thị xã Kinh Môn cho biết, đơn vị đang xác minh làm rõ thông tin cô đồng bổ cau “đúng nhận sai cãi” xem bói toán, có biểu hiện hiện tượng mê tín dị đoan trên mạng xã hội. “Chúng tôi đang theo dõi ở trên mạng xã hội cũng như qua thông tin báo chí. Công an thị xã và phường cũng đang vào cuộc xác minh và mời bà Tr.H lên làm việc. Trường hợp nếu có các vi phạm, chúng tôi sẽ cùng với Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo của thị xã làm rõ và xử lý theo các quy định của pháp luật”, vị này thông tin.

Trong các video, cô đồng Tr.H chỉ cần bổ quả cau thành từng miếng sẽ phán vanh vách về một vấn đề nào đó và chốt lại bằng câu “đúng nhận, sai cãi”.

Trong các video, cô đồng Tr.H chỉ cần bổ quả cau thành từng miếng sẽ phán vanh vách về một vấn đề nào đó và chốt lại bằng câu “đúng nhận, sai cãi”.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, hiện tượng bói toán, chiêm bái, đoán mộng, phán bảo điều này điều kia dưới góc độ thần thánh đã tồn tại hàng nghìn năm qua.

“Hiện tượng hầu đồng mấy năm qua cũng có mặt tích cực nhưng cũng có mặt hạn chế như mê tín, dị đoan. Mặt tích cực của hầu đồng đó là có thể giải thích bằng khoa học như là yếu tố tâm lý tác động vào cá nhân, xã hội cần được giải toả, giải phóng, có thể làm cho con người bớt đi nỗi ưu tư, bớt đi nỗi lo toan. Nếu vi phạm pháp luật về tuyên truyền mê tín dị đoan, các cơ quan chức năng nên xử lý về mặt hành chính. Bên cạnh đó, người dân phải cảnh giác qua phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho nhân dân", ông Đức chia sẻ.

Dư luận cũng đặt ra câu hỏi liên quan đến cô đồng Tr.H, đó là việc tuyên truyền mê tín dị đoan có bị xử phạt hay chịu trách nhiệm hình sự hay không? Và để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ với luật sư Nguyễn Văn Đại – Công ty Luật TNHH Việt Phong, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Theo luật sư Đại, hiện chưa có quy định cụ thể về mê tin dị đoan là gì. Song chúng ta có thể hiểu mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tính mạng.

Mê tín dị đoan bao gốm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xem bói quẻ, tin ngày lành tháng dữa, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tính mạng.

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tính mạng.

“Với hành vi cô đồng bổ cau xem tử vi, xem bói “đúng nhận sai cãi” như các video đăng tải, tôi cho rằng đây có thể là hành vi mê tin dị đoan. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi mê tín dị đoan sẽ bị xử lý với các biện pháp như sau:

- Xử phạt hành chính

Căn cứ theo Điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo, hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền với mức từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Xử lý hình sự

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Như vậy, đối với hành vi hành nghề mê tín dị đoan của cô đồng bổ cau thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm”, luật sư Đại nói.

Vụ em dâu bị tố cùng lúc ngoại tình với hai người đàn ông đã có gia đình: Chị chồng có động thái mới, CĐM khen hành xử đúng
Sáng nay (6/11) chị H. (Vĩnh Phúc) - người tố cáo em dâu là giáo viên mầm non, ngoại tình với hai người đàn ông cùng một lúc đã có động thái mới trên Facebook cá nhân.

Tin tức 24h

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h