Ăn chơi và phô trương ở quê suốt nhiều ngày, vợ chồng anh C quyết định trở về thành phố tính toán làm ăn. Anh mua một chiếc ô tô tải rồi thuê mặt bằng làm nước đá, còn chị L mở tiệm may lớn nhất nhì khu phố.
Hầu hết những người bỗng dưng có tiền từ “trên trời rơi xuống” nhờ trúng số độc đắc thường thay đổi cuộc sống một cách nhanh chóng. Họ bắt đầu lao vào các cuộc chơi không có điểm dừng, vung tiền chẳng hề suy nghĩ. Thậm chí có người còn ngạo nghễ với chính những đồng tiền may mắn để rồi chốc chốc quay trở về vạch xuất phát.
Cô thợ may nghèo trúng độc đắc, có tiền tỷ trong tay
Năm 2011, anh C (SN 1981, An Giang) dẫn vợ và con gái nhỏ lên Sài Gòn lập nghiệp. Anh xin vào làm công nhân tại một xưởng gỗ với mức thu nhập thuộc hạng trung bình, còn chị L – vợ anh mở tiệm may tại phòng trọ để tiện việc chăm sóc con gái và thu vén nhà cửa.
Có công việc ổn định nên cuộc sống của vợ chồng anh C được coi là tạm ổn tại nơi phồn hoa đô thị. Họ hài lòng với những gì đang có khi đi xa lập nghiệp.
Một buổi chiều cuối năm 2012, trong lúc anh C đang làm việc ở xưởng thì bất ngờ nhận được cuộc gọi của bà xã. Anh vừa ấn nút nghe, đầu dây bên lia hớt ha hớt hải giục anh về gấp, nhà có chuyện. Anh chưa kịp hiểu chuyện gì đang diễn ra, chị L đã nói lớn: “Về ngay, trúng số rồi”.
Đêm đó, vợ chồng anh C không tài nào nhắm nổi mắt. Họ cứ suy nghĩ đến việc ngày mai đi lĩnh thưởng sẽ chi tiêu gì cho hết 1.5 tỷ đồng rồi bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai khi giàu có. “Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ tinh mơ rồi lên công ty “ôm” tiền về nhà. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy số tiền lớn như vậy, suýt ngất tại đó. Còn ông xã không cần ăn cũng thấy no. Chúng tôi bàn nhau gửi vào ngân hàng 1 tỷ đồng, còn lại về quê thăm họ hàng”, chị L cho hay.
“Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ tinh mơ rồi lên công ty “ôm” tiền về nhà. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy số tiền lớn như vậy, suýt ngất tại đó", chị L tâm sự.
Và thể hiện đúng chất “đại gia”, trước khi hồi hương, chị L đã bỏ ra hàng chục triệu đồng đi mua sắm. Chị ăn mặc giống như một người có tiền, vàng đeo đầy người khiến hàng xóm không khỏi choáng ngợp và dành những lời khen có cánh.
“Chúng tôi mua tặng ông bà nội ngoại mỗi bên một chiếc tivi lớn, cho các em tiền mua xe máy. Khi đó tôi cũng xót tiền lắm song anh C bảo đó là của trời cho, phải giải lộc nên không được tiếc. Tôi đành phải nghe lời anh “tán lộc” may mắn của bản thân”, chị L tâm sự.
Vợ chồng ly tán, nghèo lại hoàn nghèo
Ăn chơi và phô trương ở quê suốt nhiều ngày, vợ chồng anh C quyết định trở về thành phố tính toán làm ăn. Anh mua một chiếc ô tô tải rồi thuê mặt bằng làm nước đá, còn chị L mở tiệm may lớn nhất nhì khu phố. “Ban đầu anh ấy không chịu, không muốn tôi vất vả vì đã có tiền rồi làm lụng làm gì? Tôi mất nhiều ngày để thuyết phục anh ấy.
Cuối cùng, anh ấy cũng đồng ý, thuê cho tôi một mặt bằng trên đường Thống Nhất (Gò Vấp) để mở tiệm. Tôi mướn thêm 2 nhân viên về phụ việc. Tiệm đi vào hoạt động với lượng khách ổn định. Tôi kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống”, chị L nói.
Ăn chơi và phô trương ở quê suốt nhiều ngày, vợ chồng anh C quyết định trở về thành phố tính toán làm ăn.
Khi bắt đầu có của ăn của để cũng là thơig điểm vợ chồng anh C “sinh tật”. Anh C sắm sửa cho mình những bộ vest là lượt, chạy xe tay ga và đi cà phê với bạn bè, rung đùi hút thuốc. Và bằng khí chất hào hoa của mình, anh đi đến đâu là có gái sà vào tới đó. Đương nhiên, anh sẽ chẳng thể từ chối lời mật ngọt của gái đẹp.
Dần dần, anh C giấu vợ có bồ nhí bên ngoài. Anh lén lút lấy tiền mua đồ tặng bồ hoặc mạnh tay chi cả chục triệu đồng đưa bồ đi du lịch Phú Quốc. Lúc này, chị L thấy chồng có biểu hiện lạ liền cho người theo dõi và bắt quả tang chồng, đánh ghen tùm lum. Thậm chí chị còn dọa giết tình địch khiến anh bỏ nhà đi lang thang.
Không chấp nhận cảnh bị phản bội, chị L đã rút hết tiền tiết kiệm mua sắm đồ nghề cho tiệm may và hưởng thụ cuộc sống. Chị đi theo mấy đầm bà ăn chơi. Cứ tối đến chị cùng đám đại gia xúng xính váy áo, thuê ô tô đến các phòng trà hát cho nhau nghe.
Đêm nào, người phụ nữ tần tảo năm xưa cũng say khướt. Hôm sau chị không thể dậy làm việc được, mặc kệ tiệm may cho nhân viên quán xuyến. “Biết tôi có tiền, một người bạn trong nhóm nhảy đầm đã hỏi vay mua nhà. Tôi nhẹ dạ cả tin nên cho vay bằng sạch. Một năm sau, tiệm may khó khăn, cụt vốn làm ăn rơi vào nguy cơ bị phá sản.
Tôi đến đòi người bạn đó song họ không chịu trả. Tôi đành phải sang tiệm. Hai mẹ con quay trở về xóm trọ cũ nhờ người xưa cưu mang. Tôi cũng không dám bước chân về quê vì sợ gia đình và họ hàng cười chê. Đúng là đời, chẳng biết như thế nào. Giá như không trúng số có lẽ vợ chồng tôi vẫn yên tâm, con cái có một gia đình trọn vẹn”, chị L bật khóc.