COVID-19 31/3: Ba địa phương có số ca dương tính SARS-CoV-2 tăng mạnh/ngày nguy cơ bùng dịch cao

K.T - Ngày 31/03/2022 14:40 PM (GMT+7)

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).

Nghe audio
0:00
0:00

9 diễn biến

3 địa phương ghi nhận F0 tăng cao nhất trong 24 giờ

COVID-19 31/3: Ba địa phương có số ca dương tính SARS-CoV-2 tăng mạnh/ngày nguy cơ bùng dịch cao - 1

Nguồn: https://tienphong.vn/3-dia-phuong-ghi-nhan-f0-tang-cao-nhat-trong-24-gio-post1427146.tp...

An Giang nói gì việc gửi ngân hàng 20 tỷ quỹ phòng chống dịch COVID-19?

Ngày 30/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh An Giang đã họp báo, cung cấp thông tin liên quan tới việc tiếp nhận, quản lý Quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương.

UBMTTQVN tỉnh An Giang cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc thành lập Ban vận động, tiếp nhận và phân phối quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban vận động), Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban vận động tỉnh, tiếp nhận và phân phối quỹ.

Quang cảnh buổi họp báo.

Quang cảnh buổi họp báo.

Ban vận động đã mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam tỉnh và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước, để tiếp nhận ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản.

Qua 2 đợt phát động, quỹ đã tiếp nhận hơn 64,5 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp, đến nay đã chi hỗ trợ hơn 43 tỷ đồng.

Từ số tiền ủng hộ này, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh báo cáo xin ý kiến và được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh chấp thuận bằng văn bản chỉ hỗ trợ tiền mua vật tư y tế; hỗ trợ, thăm hỏi lực lượng tuyến đầu, khu vực biên giới tham gia phòng, chống dịch; hỗ trợ cho người dân nước bạn Campuchia, Lào, Hội Việt kiều ở Campuchia và hỗ trợ cho người dân ở một số tỉnh; thăm hỏi hỗ trợ các cơ sở cách ly, khu điều trị F0; hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Hiện quỹ còn tồn hơn 20,5 tỷ đồng được gửi tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và ngân hàng. Tiền lãi phát sinh trong thời gian gửi là hơn 650 triệu đồng, hiện ở ngân hàng.

Lý giải về số tiền tồn quỹ hơn 20 tỷ đồng, ông Nguyễn Tiếc Hùng - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang, cho biết tình hình dịch bệnh còn phức tạp, công tác vận động gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch... trong khi COVID-19 chưa kết thúc, nên không thể chi hết.

“Đây là quỹ dành cho công tác phòng, chống dịch nên việc chi phải có sự đồng ý bằng văn bản của Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch. Mặt trận chỉ giữ tiền và làm công tác tham mưu”, ông Hùng nói.

Đối với tiền đang gửi ở kho bạc và ngân hàng có lãi phát sinh, Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang đang tổng hợp để xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch sẽ chi nguồn tiền này như thế nào trong thời gian tới.

Nguồn: https://tienphong.vn/an-giang-noi-gi-viec-gui-ngan-hang-20-ty-quy-phong-chong-dich-covi...

F0 không khai báo y tế vẫn ‘ép’ bác sĩ cấp giấy xác nhận

Thực tế trên đang xảy ra trên địa bàn TPHCM, y bác sĩ tại các trạm y tế khi làm nhiệm vụ xác nhận F0 và cấp giấy hoàn thành thời gian cách ly đã bị nhiều người dân chưa khai báo F0 khi nhiễm bệnh đến gây áp lực yêu cầu cung cấp giấy xác nhận F0.

Cụ thể, tại Trạm Y tế phường 5, Quận 8, BS Lê Thanh Tuấn – Trưởng trạm cho biết: “Nhiều người dân đã đến ép chúng tôi phải cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly y tế sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, khi kiểm tra trên hệ thống thì họ không có tên trong danh sách khai báo F0 nên chúng tôi không có cơ sở để cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian cách ly y tế”.

Người dân đến khai báo y tế và nhận giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly sau khi là F0.

Người dân đến khai báo y tế và nhận giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly sau khi là F0.

Theo phân tích của BS Thanh Tuấn, việc khai báo F0 khi nhiễm bệnh và tiếp nhận giấy xác nhận F0 đã hoàn thành thời gian cách ly y tế có liên quan trực tiếp đến quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và là cơ sở để người lao động, học sinh, sinh viên trở lại với công việc và học tập. Tất cả thủ tục khai báo và xác nhận đều có phần mềm quản lý chặt chẽ từ Sở Y tế. Nếu cung cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly cho người chưa khai báo F0 thì chính nhân viên y tế sẽ vi phạm quy định.

Hiện nay, Sở Y tế TPHCM đang triển khai thí điểm chuyển đổi số trong quản lý F0 tại nhà trên địa bàn (tại địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn). BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, sau 20 ngày triển khai, đến ngày 31/3 đã có 84.799 lượt F0 khai báo. Từ thông tin khai báo, trực tuyến của F0 các trạm y tế đã tiếp nhận thông tin khai báo, đánh giá, sàng lọc và đã xác nhận 61.406 trường hợp là F0 có đầy đủ thông tin được khai báo theo yêu cầu.

Phân tích thời gian khai báo của F0 cho thấy hầu hết đã khai báo trong 48 giờ đầu, tuy nhiên còn khoảng 15% F0 khai báo ở ngày thứ tư hoặc ngày thứ năm. Để phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ cho nhóm F0 có nguy cơ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm y tế trong giải quyết hồ sơ trực tuyến, sắp tới Sở Y tế sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo Thành phố rút ngắn thời gian khai báo F0 xuống còn 48 giờ đầu.

Ngành y tế TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ đăng ký chữ ký số cho các trạm y tế, UBND phường, xã để thuận lợi hơn trong cấp chứng nhận trực tuyến cho người F0 đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.

Nguồn: https://tienphong.vn/f0-khong-khai-bao-y-te-van-ep-bac-si-cap-giay-xac-nhan-post1427270...

WHO cập nhật kịch bản dịch COVID-19

Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Dựa trên những gì mà chúng tôi đánh giá, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch sẽ giảm xuống theo thời gian, khi khả năng miễn dịch tăng lên nhờ vắc-xin và lây nhiễm".

Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cảnh báo những đợt gia tăng số ca nhiễm và tử vong sẽ xảy ra theo giai đoạn, khi miễn dịch suy giảm. Điều này có thể khiến việc tiêm bổ sung cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương là cần thiết.

Ngoài ra, ông Tedros cũng cho biết hai kịch bản còn lại là các biến thể ít nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện và khi đó các mũi vắc-xin tăng cường hoặc công thức vắc-xin mới có thể sẽ không cần thiết, hoặc một biến chủng mới sẽ xuất hiện và sẽ khiến khả năng chống lây nhiễm của vắc-xin giảm xuống nhanh chóng.

Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch giảm theo thời gian. Ảnh: Reuters

Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch giảm theo thời gian. Ảnh: Reuters

Trên đây là bản cập nhật thứ ba của Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược được WHO công bố. Theo Reuters, ông Tedros hy vọng đây có thể sẽ là bản cập nhật cuối cùng mà WHO đưa ra. Báo cáo đầu tiên đã được tổ chức này công bố vào tháng 2-2020, thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.

Ông Tedros tiếp tục kêu gọi đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng hơn với vắc-xin, nói rằng đây là công cụ hiệu quả nhất hiện có giúp kiểm soát đại dịch COVID-19. 

Ông đề nghị áp dụng công nghệ mới để đảm bảo sản xuất và phân phối vắc-xin công bằng hơn. Người đứng đầu WHO nói: "Điều cần thiết là phải tăng cường sản xuất vắc xin trong nước, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, để tăng tính độc lập và thúc đẩy quyền tự chủ".

Ông Tedros nhắc lại rằng đại dịch COVID-19 sẽ không phải là "đại dịch cuối cùng" mà thế giới phải đối mặt. Tuy nhiên, chính phủ các nước có thể làm việc cùng nhau để chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai.

Trong khi đó, tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Biden đã tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ hai, một ngày sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép tiêm mũi tăng cường thứ hai với nhóm tuổi của ông.

 Cụ thể, ngày 29-3, FDA cho phép tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ hai cho những người từ 50 tuổi trở lên, nhấn mạnh bất kỳ ai trong độ tuổi này đều có thể tiêm 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại lần đầu.

Nhà Trắng đang phải đối mặt với các trường hợp mắc COVID-19, khi Thư ký Báo chí Jen Psaki và cấp phó Karine Jean-Pierre có kết quả xét nghiệm dương tính. Cả hai nhân vật trên đều được tiêm chủng và đang có các triệu chứng nhẹ.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/who-cap-nhat-kich-ban-dich-covid-19-2022033108244578...

Gần 20% đối tượng đến lịch tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 3 nhưng chưa tiêm

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc-xin COVID-19, đến ngày 30-3, cả nước đã tiêm 205.882.049 liều vắc-xin COVID-19 trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.708.919 liều. Trong đó, mũi bổ sung là hơn 14,9 triệu liều và mũi nhắc lại là 33.038.313 liều.

Bộ Y tế cho biết một số tỉnh, thành phố có số tiêm vắc-xin mũi 1, mũi 2 cao hơn dân số từ 18 tuổi trở lên và số tiêm mũi 2 cao hơn mũi 1 là do di biến động dân cư.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân.

Tính tổng cả mũi 3, mũi bổ sung và hơn 1,5 triệu mũi 3 của vắc-xin Abdala đến nay cả nước đã tiêm khoảng hơn 49 triệu liều mũi 3 vắc-xin COVID-19. Tại các tỉnh, thành phía Bắc, tỉ lệ tiêm đạt 53,3%, trong đó, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tiêm nhiều nhất với 88,3%, tiếp theo là các tỉnh, thành phố gồm Lạng Sơn, TP Hà Nội và Bắc Giang.

Tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung, tỉ lệ tiêm đạt 39,9%; tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên là 27,3% và các tỉnh, thành khu vực miền Nam là 45,8%, trong đó 3 tỉnh tiêm nhiều nhất là Long An, Trà Vinh và Bà Rịa Vũng Tàu

Bộ Y tế cho biết đến hết ngày 28-3 đã tiêm được cho 81% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm mũi 3 vắc-xin COVID-19; số còn lại chưa tiêm mũi 3 vì một số lý do như: số lượng người mắc Covid-19 tăng cao, trùng với thời điểm cần tiêm mũi 3, do đó có sự trì hoãn tiêm chủng.

Ngoài ra, một bộ phận người dân đã tiêm 2 liều vắc-xin COVID-19 sau khi mắc COVID-19 và bình phục có xu hướng không tiêm tiếp mũi 3 vì cho rằng đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh...

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân tiêm vắc-xin COVID-19, "đi từng ngõ, gõ từng nhà", rà từng người để tránh bỏ sót.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên.

Trước mắt tiêm vắc-xin COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vắc-xin dịch vụ sau khi tiêm đủ 3 mũi.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/gan-20-doi-tuong-den-lich-tiem-vac-xin-covid-19-mui-3-nhung...

Thêm 1 loại vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em được Bộ Y tế cấp phép

Bộ Y tế vừa phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid với vaccine Spikevax của hãng Moderna cho trẻ 6-11 tuổi.

Trước đó, Bộ cũng đã chấp thuận vaccine của hãng Pfizer.

Vaccine Moderna được tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, không dành cho trẻ 5 tuổi. Liều lượng bằng một nửa người lớn, mỗi liều 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine mRNA. Một lọ vaccine chứa tối đa 20 liều tiêm, một liệu trình có hai liều tiêm.

Được biết, vaccine Moderna đã được các nước thuộc Liên minh châu Âu, Australia và Canada phê duyệt tiêm cho trẻ em.

Mới đây, Bộ Y tế đã xin phép Thủ tướng tiếp nhận 4,7 triệu liều vaccine Pfizer và 9 triệu liều vaccine Moderna cho trẻ em, do Australia viện trợ.

Để chuẩn bị cho việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, trong chiều nay, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn chuyên môn để triển khai tiêm cho trẻ ở các địa phương.

Theo kế hoạch, trẻ được tiêm miễn phí, theo hình thức chiến dịch. Các địa phương tổ chức tiêm chủng ở các cơ sở cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Cha mẹ, người giám hộ sẽ ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến tối ngày 30/3, tổng số liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm là 205.882.049 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.708.919 liều với mũi 1 là 71.231.603 liều; Mũi 2 là 68.034.244 liều; Mũi 3 là 1.502.593 liều; Mũi bổ sung là 14.902.166 liều; Mũi nhắc lại là 33.038.313 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.173.130 liều: Mũi 1 là 8.802.438 liều; Mũi 2 là 8.370.692 liều.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/them-1-loai-vaccine-phong-covid-19-cho-tre-em-duoc-bo-y-te-...

Khánh Hòa có hơn 112.000 bệnh nhân Covid-19 đã xuất viện

Ngày 31/3, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa cho biết từ 17h ngày 30/3 đến 17h ngày 31/3, toàn tỉnh ghi nhận thêm 386 ca nhiễm Covid-19 mới.

Các ca bệnh được ghi nhận tại thành phố Nha Trang 139 ca, thị xã Ninh Hòa 120 ca, huyện Vạn Ninh 29 ca, huyện Diên Khánh 27 ca, thành phố Cam Ranh 26 ca, huyện Khánh Vĩnh 6 ca, huyện Khánh Sơn 23 ca, huyện Cam Lâm 16 ca. Trong đó, có 138 ca ghi nhận trong cộng đồng, 247 ca cách ly tại nhà, 1 ca cách ly tập trung.

Như vậy, trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh giảm 80 ca so với ngày 30/3.

Số ca nhiễm mới tại thành phố Nha Trang giảm 49 ca, thị xã Ninh Hòa giảm 4 ca, huyện Khánh Vĩnh giảm 6 ca, huyện Diên Khánh giảm 34 ca, huyện Cam Lâm giảm 3 ca, huyện Khánh Sơn tăng 1 ca, huyện Vạn Ninh tăng 5 ca và thành phố Cam Ranh tăng 10 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay, tỉnh Khánh Hòa có 116.165 ca nhiễm, đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Riêng đợt dịch từ ngày 23/6/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh là 115.832 ca. Ba huyện, thị xã, thành phố ghi nhận số mắc cao là thành phố  Nha Trang với 56.610 ca, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa với 17.034 ca, huyện Diên Khánh 13.156 ca.

Trong ngày 31/3, có 723 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi, ra viện là 112.015 ca. Số bệnh nhân tử vong cộng dồn từ ngày 20/7/2021 đến nay là 350 trường hợp. Số bệnh nhân đang điều trị là 3.800 người. Số bệnh nhân đang điều trị tại nhà là 3.580 người.

Trong 24 giờ qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 1.321 lượt người, xét nghiệm RT-PCR cho 9 lượt người.

Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, tỉnh này đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.615.050 lượt người, xét nghiệm RT-PCR cho 1.670.690 lượt người.

Tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 2.805.610 liều. Trong đó, mũi 1 là 1.096.381 người, mũi 2 là 1.086.064 người, mũi 3 là 796.946 người.

Trong số này, người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 1 là 977.316 người (tỉ lệ 102,56%); tiêm mũi 2 là 975.259 người (tỉ lệ 102,34%); tiêm mũi 3 là 796.947 người (tỉ lệ 83,63%). Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, tiêm mũi 1 là 119.065 người (tỉ lệ 104,57%); tiêm mũi 2 là 110.820 người (tỉ lệ 97,33%).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống Covid-19”, tính đến chiều 30/3, trong toàn tỉnh có 649 thôn, tổ dân phố bình thường mới - “vùng xanh”; 113 thôn, tổ dân phố nguy cơ - “vùng vàng”; 87 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao - “vùng cam” và 119 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao - “vùng đỏ”.

Về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định hỗ trợ cho 195.000 người với tổng kinh phí hơn 389,690 tỷ đồng.

Trong đó, huyện Vạn Ninh 27.255 người, thị xã Ninh Hòa 41.857 người, Tp.Nha Trang 77.029 người, huyện Diên Khánh 16.656 người, huyện Cam Lâm 9.754 người, Tp.Cam Ranh 19.514 người, huyện Khánh Vĩnh 1.118 người, huyện Khánh Sơn 420 người, Công ty Xổ số kiến thiết 1.397 người.

Ngoài ra, tỉnh này còn thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như người lao động ngừng việc; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; hộ kinh doanh; người lao động là hướng dẫn viên du lịch; viên chức hoạt động nghệ thuật; chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em…

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khanh-hoa-co-hon-112-000-benh-nhan-covid-19-da-xuat-vien-a54...

Ca mắc Covid-19 giảm, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 159 F0 cộng đồng

Tối 31/3, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt BCĐ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong 24 giờ qua trên địa bàn ghi nhận 645 ca mắc Covid-19.Trong đó số những ca mắc mới trên, có 159 ca được phát hiện ngoài cộng đồng.

Theo đó, Tp.Vũng Tàu ghi nhận 142 ca đang cách ly tại nhà.

Tp.Bà Rịa ghi nhận 75 ca, trong đó 71 ca đang cách ly tại nhà và 4 ca ngoài cộng đồng ở các phường, xã: Phước Hưng, Long Tâm, Long Hương, Long Phước.

Thị xã Phú Mỹ ghi nhận 144 ca, trong đó 130 đang cách ly tại nhà và 14 ca ngoài cộng đồng, chủ yếu phát hiện ở phường Mỹ Xuân.

Huyện Châu Đức ghi nhận 89 ca, trong đó 77 ca đang cách ly tại nhà và 12 ca ngoài cộng đồng, phát hiện ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn.

Huyện Đất Đỏ ghi nhận 50 ca đang cách ly tại nhà.

Nhân viên y tế Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn F0 điều trị tại nhà.

Nhân viên y tế Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn F0 điều trị tại nhà.

Huyện Long Điền ghi nhận 48 ca, trong đó 14 ca đang cách ly tại nhà và 34 ca ngoài cộng đồng, phát hiện chủ yếu ở thị trấn Long Điền.

Huyện Xuyên Mộc ghi nhận 83 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà và 82 ngoài cộng đồng, phát hiện nhiều nhất tại xã Hòa Hiệp.

Huyện Côn Đảo ghi nhận 14 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà và 13 ngoài cộng đồng ở các Khu: 2, 3, 5, 6, 7, 9.

Trong ngày, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận thêm 20 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi bệnh (tỉ lệ F0 khỏi bệnh là 91%).

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron đang diễn biến rất khó lường, BCĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị người dân tuyệt đối không chủ quan.

Tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, thực hiện khai báo y tế tại Trạm Y tế nơi cư trú hoặc Trạm y tế lưu động khi có bất kỳ một trong các biểu hiện bất thường như: Ho, sốt, đau họng, khó thở, …

Bên cạnh đó, nâng cao tinh thần với thông điệp "Tiêm vắc-xin - Vững niềm tin", tiếp tục ủng hộ công tác tiêm chủng vắc-xin mũi 3 phòng Covid-19 mà địa phương đang triển khai.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ca-mac-covid-19-giam-ba-ria-vung-tau-ghi-nhan-159-f0-cong-do...

Quan chức Thượng Hải thừa nhận xử lý kém trong đợt bùng phát dịch mới

Trong cuộc họp báo sáng 31/3, ông Ma Chunlei, tổng thư ký của chính quyền thành phố Thượng Hải, thừa nhận thành phố đã không xử lý tốt làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới và nhận các lời phê bình từ người dân. Cụ thể, ông Ma chia sẻ: "Nhận thức của chúng tôi về chủng đột biến Omicron có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm là chưa đầy đủ, và sự chuẩn bị của chúng tôi đối trước làn sóng dịch là không toàn diện".

Ông nói thêm rằng một số biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cần thiết đã không được thực hiện. Đồng thời, quan chức Thượng Hải thừa nhận đã không đủ "chu đáo" trong việc đảm bảo nguồn cung cấp đối với cư dân trong các khu vực bị phong tỏa. Ông thông tin: "Chúng tôi xin nhận những lời chỉ trích từ các bạn và đang làm việc chăm chỉ để cải thiện tình hình".

Số ca mắc COVID-19 mới tại thành phố 25 triệu dân vẫn đang tăng lên mỗi ngày, với 355 bệnh được phát hiện ngoài cộng đồng và 5.298 ca mắc không có triệu chứng được báo cáo vào ngày 31/3, ngày thứ 4 của đợt phong tỏa ở các khu vực phía Đông và Nam sông Hoàng Phố. 

Nguồn lực y tế bị hạn chế và nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản hạn chế, khiến người dân tại các khu vực phong toả đã phải sử dụng mạng xã hội để kêu gọi sự giúp đỡ tuyệt vọng. Trong đó có cả những bệnh nhân không thể chạy thận theo đúng lịch hoặc bị trì hoãn hóa trị trong nhiều ngày vì họ trong khu vực cách ly.

Ông Wu Jinglei, Giám đốc Ủy ban Y tế Thượng Hải, cũng thừa nhận việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân là khó khăn. Tuy nhiên, ông giải thích rằng nguồn lực y tế hiện tại không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của bệnh nhân.

Ông cho biết: "Dịch vụ xe cấp cứu đang chịu áp lực rất lớn. Mặc dù chúng tôi đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp để nâng công suất và tăng số lượng xe cấp cứu túc trực gần 50% và tăng gấp 3 khối lượng công việc ngày thường, chúng tôi vẫn không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả bệnh nhân".

Ông Wu thông tin ủy ban đang phân bổ các nguồn lực y tế để hỗ trợ các bệnh nhân suy thận cần chạy thận ở các khu vực bị phong toả. Các bác sĩ cũng đã được khuyến khích kê đơn thuốc lên đến 3 tháng để giảm nhu cầu thăm khám của bệnh nhân.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/quan-chuc-thuong-hai-thua-nhan-xu-ly-kem-trong-dot-bung...

Nộp giấy chứng nhận hưởng BHXH, F0 sau bao lâu nhận tiền hỗ trợ?
SKĐS - Sau khi kết thúc quá trình điều trị COVID-19, người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được chi trả quyền lợi nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ.

Dịch COVID-19

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h