Bằng cách duy trì sự phân chia rõ ràng giữa cá nhân và nghề nghiệp, họ đảm bảo nâng cao thành tích của mình trong khi không xóa nhòa ranh giới gây tác động tiêu cực đến thành công của họ.
1. Các vấn đề trong cuộc sống cá nhân
Tất cả chúng ta đều có những vấn đề cá nhân, từ những cuộc chia tay, nỗi sợ hãi về sức khỏe cho đến sự bất an và bi kịch gia đình. Nhưng người thành công không để công việc trở thành văn phòng trị liệu của họ. Họ hiếm khi để đồng nghiệp biết những vấn đề cá nhân của mình. Nếu thực sự muốn chia sẻ điều này với bạn bè đồng nghiệp, họ sẽ làm việc đó ngoài giờ và chỉ với một vài người đáng tin cậy. Họ không muốn "vạch áo cho người xem lưng" hoặc bị coi là kẻ hay than vãn ở nơi làm việc.
2. Không thích đồng nghiệp
Sự thật là, không ai có đặc quyền chỉ làm việc với những người mình thích. Nhưng người đạt thành tích cao sẽ cố gắng hết sức để phát triển mối quan hệ làm việc thân thiện và hiệu quả với đồng nghiệp ngay cả khi họ không đặc biệt thích ai đó.
Nếu ai đó tỏ ra thô lỗ hoặc phá hoại thành công trong công việc, người đạt thành tích cao sẽ cố gắng hết sức để giải quyết trực tiếp hoặc kín đáo gửi đến bộ phận nhân sự. Họ không muốn tập trung vào những người họ không thích hoặc thừa nhận điều đó ở nơi làm việc. Thay vào đó, họ tìm cách dành thời gian và sức lực để phát triển các mối quan hệ công việc xứng đáng với thời gian của mình.
3. Tham vọng ngoài công việc
Những người đạt thành tích cao không nói về những tham vọng bên ngoài tại nơi làm việc. Trừ khi họ thực sự sắp rời đi để đảm nhận vị trí mới và đưa ra thông báo, còn không thì họ sẽ giữ bí mật về những vấn đề đó.
Thứ nhất, những tiết lộ như vậy có thể làm họ mất tập trung vào năng suất và khả năng giao tiếp tại nơi làm việc. Thứ hai, nó có thể được coi là không trung thành hoặc báo hiệu sự thiếu cam kết với công việc hiện tại của họ, hủy hoại sự nghiệp.
4. Thất vọng trước những phản hồi kém chất lượng
Việc phải nhận những phản hồi hoặc chỉ trích tiêu cực tại nơi làm việc thực sự không dễ dàng. Nhưng người đạt thành tích cao sẽ không đả kích hay thừa nhận khi một lời phê bình làm họ khó chịu. Thay vào đó, họ tìm cách hiểu các bước thực tế mà họ có thể thực hiện để cải thiện.
Nếu lời chỉ trích kia không công bằng hoặc ác ý, họ sẽ cố gắng hết sức để biến thành công thành hình thức "trả thù" tốt nhất, thay vì rơi vào tình trạng tranh giành hoặc nghĩ cách “trả thù” người đã hạ gục họ.
5. Sự giúp đỡ hoặc cố vấn từ bên ngoài mà họ nhận được
Những người thành công nhận thức rất rõ về những điều họ không biết. Họ sẽ tìm đến những người có kinh nghiệm để nhận được sự giúp đỡ hoặc cố vấn tốt nhất.
Và đó không phải là điều họ nói đến trong công việc hoặc đem ra khoe. Họ không muốn có thói quen khoe khoang về những điều này. Hơn nữa, họ không muốn tiết lộ mình có lợi thế tiềm tàng đối với đồng nghiệp và những người khác. Các đồng minh và mạng lưới hỗ trợ của họ là để họ biết, không phải để khoe khoang trong công việc.
6. Nghi ngờ về kỹ năng công việc của họ
Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc nghi ngờ bản thân nhưng những người đạt thành tích cao không lên tiếng về điều đó, ít nhất là ở nơi làm việc. Họ không muốn đưa ra một câu chuyện gây mất quyền lực hoặc tạo ra tình huống thậm chí còn phức tạp hơn cho sự thành công của họ.
Nếu có những lĩnh vực cần cải thiện thì họ sẽ cố gắng hết sức để làm điều đó. Nhưng họ không tập trung vào chúng hay tin vào những suy nghĩ tiêu cực về chúng. Họ không muốn sự nghi ngờ bản thân bị thổi phồng quá mức mà cố gắng một cách thực tế để không ngừng tiến bộ.
7. Những sai lầm hoặc hiểu lầm trong quá khứ
Người đạt thành tích cao không nhắc lại lỗi lầm trong quá khứ. Họ không cố gắng tỏ ra hoàn hảo hay khoa trương về việc họ làm tốt như thế nào trong công việc, nhưng họ tập trung vào những gì họ giỏi và vẽ về quá khứ theo hướng tích cực.
Họ không muốn tập trung vào những sai lầm trong quá khứ, không chỉ vì nó đã xảy ra mà còn vì nó làm mất đi sự tự tin của chính họ. Họ chỉ nghĩ về những sai lầm trong quá khứ theo hướng rút ra cho mình bài học. Hãy nhắc nhở bản thân về những điểm mạnh của bạn và thúc đẩy bản thân tin tưởng vào kỹ năng của mình.
8. Mức lương và sự thăng tiến dự kiến của họ
Những người đạt thành tích cao không nói về những gì họ kiếm được, đặc biệt là ở nơi làm việc. Họ làm vậy bởi trong hầu hết các trường hợp, điều này hoàn toàn không có lợi ích gì.
Nếu họ kiếm được nhiều tiền hơn đồng nghiệp, điều này có thể tạo ra một môi trường tiềm ẩn sự ghen tị và bực bội giữa các đồng nghiệp. Nếu họ kiếm được ít hơn, điều đó dễ tạo ra sự ghen tị và oán giận trong lòng.
Những người đạt thành tích cao cũng không nói về sự thăng tiến mà họ mong muốn nhận được ở nơi làm việc. Họ để kết quả và nỗ lực chăm chỉ của mình nói lên điều đó.
9. Sự khất vọng hoặc không có khả năng đối phó với sự thay đổi
Thay đổi là điều không thể thay đổi trong cuộc sống và nơi làm việc cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, tốc độ thay đổi đang tăng nhanh hơn bao giờ hết trong môi trường công nghệ tiên tiến ngày nay.
Việc thừa nhận đây là một thử thách đôi khi có vẻ công bằng, nhưng đó không phải là điều mà một người đạt thành tích cao có thể làm. Họ không làm điều đó vì điều đó vì nó có thể tạo ra một lời tiên tri tự ứng nghiệm trong nhiều trường hợp.
Họ cố gắng hết sức để đào tạo thêm nếu cần thiết và luôn cập nhật những thay đổi cũng như công nghệ mới đang thay đổi nơi làm việc của họ. Thay vì phàn nàn hay cầu mong “những ngày xưa tốt đẹp”, họ lại thăng cấp.