Một dòng đột biến của biến thể Omicron chưa từng ghi nhận trước đây vừa được phát hiện tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đang dồn toàn lực đối phó với làn sóng COVID-19 mới tiếp tục lan rộng, nhất là tại trung tâm tài chính Thượng
8 diễn biến
Phát hiện biến thể COVID-19 “chưa từng thấy”, Trung Quốc ráo riết đối phó
Ngày 3/4, Trung Quốc cho biết, nước này phát hiện dòng đột biến của biến thể Omicron ở một bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Kết quả giải trình tự gene cho thấy dòng này phát triển từ nhánh BA.1.1 của biến thể Omicron. Đáng chú ý, theo Global Times, dòng đột biến này không khớp với bất kỳ loại biến thể COVID-19 nào khác đang lây lan ở Trung Quốc hay những loại được đăng ký trên trang GISAID, nơi các nhà khoa học trên khắp thế giới chia sẻ dữ liệu về bộ gene virus nhằm giám sát những đột biến.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc, ngày 1/4 cũng ghi nhận một ca nhiễm COVID-19 mới ở thành phố này với trình tự gene cũng không trùng với bất kỳ chủng nào đã phát hiện trong nước trước đó. Sự xuất hiện của các biến thể chưa từng có đang đẩy nỗ lực chống dịch của Trung Quốc vào thế khó, khi nước này vẫn đang chứng kiến xu thế dịch diễn biến đáng ngại với số ca COVID-19 mới tăng mạnh, buộc chính phủ phải phong tỏa một số thành phố lớn, qua đó tiếp tục kiên trì với chiến lược “Zero COVID” (quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng).
Xét nghiệm diện rộng được triển khai tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Ảnh: AP
Bloomberg nhận định, chiến lược "Zero COVID" của Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn khi biến thể Omicron hoành hành ở nhiều thành phố, đặc biệt là tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Trước tháng 3, Trung Quốc khống chế số ca mắc COVID-19 hằng ngày ở mức 2 hoặc 3 con số. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, số ca mắc hằng ngày lên tới hàng nghìn ca. Đặc biệt, trong vòng 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 13.000 ca mắc COVID-19 mới, mức kỷ lục kể từ đỉnh điểm của đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên cách đây hơn 2 năm.
Trong diễn biến mới nhất, Thượng Hải đã yêu cầu tất cả 26 triệu dân tự xét nghiệm bằng cách sử dụng bộ dụng cụ kháng nguyên, sau đó báo cáo cho chính quyền nếu có kết quả dương tính. "Nhiệm vụ chính là loại bỏ hoàn toàn các điểm nguy cơ và cắt đứt chuỗi lây truyền để chúng ta có thể kiềm chế đà lây lan của dịch bệnh càng sớm càng tốt", Wu Qianyu, thanh tra Ủy ban Y tế Thượng Hải, cho hay. Sau Cát Lâm, Thượng Hải là điểm nóng COVID-19 lớn nhất ở Trung Quốc đại lục.
Trong một phản ứng y tế công cộng hiếm thấy kể từ sau Vũ Hán, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều động hơn 2.000 nhân viên y tế, hậu cần được tuyển chọn từ lục quân, hải quân và các lực lượng hỗ trợ hậu cần liên hợp đến Thượng Hải. Trong khi đó, theo một thống kê chưa đầy đủ của truyền thông Trung Quốc, sau ngày 3/4, hơn 20.000 nhân viên y tế và thành viên đội lấy mẫu trên cả nước đã đổ về Thượng Hải, chi viện cho trung tâm tài chính và kinh tế của cả nước này, trong bối cảnh hệ thống y tế của Thượng Hải đang trên đà quá tải.
Nhận định về diễn biến dịch hiện tại, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Chính phủ thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh Đường Nhậm Ngũ đánh giá, đợt dịch Omicron hiện nay có cường độ lây nhiễm mạnh và trên diện rộng, và hiện vẫn chưa thể khống chế. Điều quan trọng là phải có những loại thuốc và vaccine có hiệu quả, khống chế chặt Omicron thì mới tính đến việc nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19.
Tuy vậy, tại cuộc họp báo hôm 1/4, các quan chức y tế nước này nhấn mạnh Trung Quốc sẽ kiên quyết duy trì chiến lược "Zero COVID". Trung Quốc là quốc gia cuối cùng trên thế giới còn duy trì chiến lược “không khoan nhượng” với COVID-19, sau khi các quốc gia – gồm Singapore, Australia, New Zealand - từng theo đuổi chính sách tương tự đã bắt đầu mở cửa khi tỉ lệ tiêm chủng đạt đến mốc phù hợp.
Ông Ngô Tôn Hữu, trưởng nhóm dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc, nhận định biến thể phụ BA.2 của Omicron lây lan nhanh chóng và sẽ lây nhiễm cho nhiều người trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ông Ngô tự tin: "Dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong hai năm qua và hiểu biết của chúng tôi về các đột biến của virus, tôi tin rằng Trung Quốc vẫn có thể đạt được mục tiêu 0 ca COVID-19 trong cộng đồng".
Trong một nỗ lực chống dịch không ngừng nghỉ, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, người phụ trách công tác phòng chống dịch COVID-19 đã đến Thượng Hải để chỉ đạo công tác chống dịch. Bà Tôn Xuân Lan đánh giá, việc duy trì hoạt động bình thường với các chức năng cốt lõi để ứng phó với đại dịch COVID-19 tại Thượng Hải là khó khăn và thách thức lớn. Cần phải nâng cao khả năng xét nghiệm axit nucleic, sàng lọc những người nhiễm bệnh càng sớm càng tốt để nhanh chóng cắt đứt chuỗi lây truyền của virus.
Trong bối cảnh đó, trong một thông cáo báo chí ngày 4/4, nhà phát triển vaccine Trung Quốc CanSinoBIO cho biết, vaccine COVID-19 tiềm năng sử dụng công nghệ mRNA của công ty đã được cơ quan quản lý dược phẩm nước này phê duyệt để đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Là quốc gia chưa cho phép sử dụng bất kỳ loại vaccine mRNA nào, việc Trung Quốc tiếp tục phê duyệt thử nghiệm lâm sàng loại vaccine công nghệ mới này được đánh giá là một bước đi đáng khích lệ trong nghiên cứu và phát triển vaccine mRNA trong nước nhằm khống chế sự tấn công của Omicron bằng mọi cách.
Nguồn: https://cand.com.vn/binh-luan-quoc-te/phat-hien-bien-the-covid-19-chua-tung-thay-trung-... Nguồn: https://cand.com.vn/binh-luan-quoc-te/phat-hien-bien-the-covid-19-chua-tung-thay-trung-quoc-rao-riet-doi-pho-i649241/
COVID-19: Thượng Hải lần đầu ghi nhận hơn 13.000 ca nhiễm/ngày
Tạp chí Bloomberg đưa tin trung tâm tài chính của Trung Quốc ghi nhận 13.354 ca nhiễm vào ngày 4-4, tăng cao so với 9.006 ca nhiễm của ngày trước đó. Trong số này, có 13.086 ca bệnh không có triệu chứng. Thông báo của chính quyền địa phương cho biết hơn 12.600 ca nhiễm được phát hiện ở những người đang bị cách ly trong khi số còn lại nằm ở các nhóm có nguy cơ cao.
Số ca nhiễm tăng vọt ở Thượng Hải đã nâng tổng số ca nhiễm mỗi ngày trên toàn quốc lên mức chưa từng thấy kể từ khi COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020. Tình trạng này làm lu mờ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và có nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thượng Hải đã áp dụng lệnh phong tỏa 2 giai đoạn từ ngày 28-3 khi giới chức trách nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát. Biện pháp này dự kiến chấm dứt vào ngày 5-4 nhưng nay sẽ được kéo dài đến khi có thông báo mới.
Số ca nhiễm không có triệu chứng tăng lên sau khi Thượng Hải xét nghiệm trên diện rộng. Ảnh: Reuters
Tối 4-4 (giờ địa phương), cơ quan chức năng thông báo thêm nhiều biện pháp giới hạn sẽ được áp dụng cho mạng lưới giao thông trong thành phố từ ngày 5-4. Cụ thể, sẽ có thêm nhiều tuyến tàu điện bị tạm ngừng.
Hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc đã đến Thượng Hải để hỗ trợ xét nghiệm, theo Tân Hoa Xã. Quân đội Giải phóng Nhân dân cũng huy động hơn 2.000 quân y để hỗ trợ nỗ lực kiểm soát dịch của Thượng Hải.
Tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ ở Thượng Hải, nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty quốc tế, cũng đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với chính sách không khoan nhượng trước COVID-19 của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bắc Kinh đã cử Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan đến Thượng Hải để giám sát nỗ lực kiểm soát dịch. Bà Tôn yêu cầu các quan chức địa phương dập dịch "càng sớm càng tốt", cho thấy Trung Quốc vẫn đi theo lập trường cứng rắn không Covid-19 bất chấp khủng hoảng leo thang.
Trung Quốc là nước cuối cùng trên thế giới không khoan nhượng với Covid-19 sau khi những nước từng theo đuổi việc loại bỏ Covid-19, ví dụ như Singapore, Úc và New Zealand, đã bắt đầu mở cửa trở lại một khi tỉ lệ tiêm chủng đạt mức rất cao.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-thuong-hai-lan-dau-ghi-nhan-hon-13000-ca-nh... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-thuong-hai-lan-dau-ghi-nhan-hon-13000-ca-nhiem-ngay-20220405111113132.htm
Indonesia sẵn sàng chuyển COVID-19 sang bệnh thông thường
Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadkin cho biết đất nước này đã sẵn sàng để thôi coi COVID-19 là đại dịch, bắt đầu xem đó là một bệnh đặc hữu.
Bệnh đặc hữu, tức những bệnh dịch thông thường trong cộng đồng, chỉ cần phòng bệnh bằng các biện pháp căn bản, không cần đến cách ly kiểm dịch gắt gao nữa và có thể giảm bớt nhiều thủ tục y tế.
Tờ Tempo trích dẫn lập luận của ông Budi Gunadi Sadkin rằng quyết định này dựa trên xu hướng giảm của các trường hợp dương tính, được hỗ trợ bởi nhận thức y tế ngày càng cao của cộng đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin tham gia cuộc họp làm việc với Ủy ban IX của Hạ viện tại Khu liên hợp Quốc hội ở Senayan, Jakta vào ngày 23-3 Ảnh: TEMPO / M .Taufan Rengganis
Bộ trưởng cho biết chính phủ Indonesia tự tin vào việc nới lỏng các hạn chế nhằm phòng dịch COVID-19 trong tháng lễ Ramadan của cộng đồng Hồi giáo. Người dân được phép đi dự lễ tại quê nhà và tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm khác với các điều kiện nhất định, ví dụ như đã tiêm đủ các mũi vắc-xin được khuyến nghị.
Ông xác nhận rằng biến chủng phụ BA.2 của Omicron có gây ra sự gia tăng các trường hợp dương tính, nhưng không gây tình hình phức tạp như ở Hồng Kông (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục.
Vừa qua, một số quốc gia châu Á khác ghi nhận các dòng đột biến mới của Omicron, như tái tổ hợp XE và XJ của BA.1 và BA.2 ở Thái Lan hay một tái tổ hợp chưa xác định ở Tô Châu - Trung Quốc, tuy nhiên các chuyên gia và nhà chức trách đều khuyên người dân không nên lo lắng.
"Chúng ta nên theo dõi chặt chẽ các tái tổ hợp mới, nhưng không nên hoảng sợ vào lúc này. Không có gì bất ngờ khi thấy các biến thể tái tổ hợp của của COVID-19, hoặc sự kết hợp giữa 2 chủng, nhất là Delta và Omicron, vì 2 chủng này đã lưu hành rộng rãi và có khẳ năng một số người từng bị nhiễm cả 2 chủng" - hãng tin Bloomberg dẫn lời giáo sư Leo Poon, nhà virus học từ Trường Đại học Hồng Kông.
Trước đó, nhà chức trách Thái Lan cũng cho biết làn sóng do biến chủng mới XE Omicron gây ra, nếu có, thì cũng sẽ nhẹ. Các bệnh nhân mắc COVID-19 biến chủng XE, XJ ở đất nước này đều mắc bệnh nhẹ.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các dòng tái tổ hợp từ các biến chủng phụ của Omicron hay giữa Omicron với Delta tạo ra sự khác biệt về độc lực. Chỉ có XE được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế Anh nghi ngờ rằng có thể lây nhanh hơn BA.2 khoảng 10%, nhưng vẫn cần xem xét thêm vì sau 2,5 tháng lưu hành, tái tổ hợp này vẫn chỉ chiếm khoảng 1% các trình tự gien SARS-CoV-2 được giải mã ở Anh.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/indonesia-san-sang-chuyen-covid-19-sang-benh-thong-t... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/indonesia-san-sang-chuyen-covid-19-sang-benh-thong-thuong-20220405110558931.htm
COVID-19: Nhiều biến thể mới đến châu Á
Thông tin về biến thể mới xuất hiện ở Trung Quốc và biến thể có khả năng lây lan cao ở Anh cho thấy nguy cơ xuất hiện làn sóng COVID-19 mới dù các chuyên gia y tế cho rằng chưa có lý do gì để hoảng sợ.
Các quan chức ở TP Tô Châu, cách TP Thượng Hải - Trung Quốc khoảng 110 km, cuối tuần qua ghi nhận một trường hợp mắc chủng mới phát triển từ biến thể phụ BA.1.1 của Omicron. Chủng mới này không khớp với bất kỳ giải trình tự gien hiện có nào ở Trung Quốc hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc tế về trình tự gien virus SARS-CoV-2 GISAID.
Theo hãng tin Bloomberg, một ca nhiễm khác được xác định ở TP Đại Liên nhiễm virus mới phát triển từ biến thể phụ BA.2 và cũng không khớp với bất kỳ giải trình tự gien nào trong cộng đồng hoặc nhập cảnh Trung Quốc cho đến nay.
Trong khi đó, các biến thể SARS-CoV-2 bắt nguồn ở nhiều nơi khác trên thế giới đang dần xuất hiện ở châu Á. Tại Thái Lan, Tổng Giám đốc Bộ Khoa học Y tế Thái Lan Supakit Sirilak hôm 4-4 cho biết một nhân viên giao hàng 34 tuổi được chẩn đoán nhiễm biến thể chưa từng được ghi nhận tại Thái Lan, nghi là XJ - một tái tổ hợp của 2 biến chủng phụ BA.1 và BA.2 của Omicron. XJ được phát hiện lần đầu tiên ở Phần Lan.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm tại TP Thượng Hải - Trung Quốc hôm 4-4 Ảnh: REUTERS
Hôm 2-4, Thái Lan ghi nhận ca nhiễm XE, cũng là một dạng biến thể tái tổ hợp của BA.1 với BA.2 và lần đầu xuất hiện ở Anh. Ông Supakit nói với tờ Bangkok Post hiện chưa có bằng chứng cho thấy 2 biến thể nói trên nguy hiểm hơn những biến thể hiện có ở Thái Lan.
Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo XE có khả năng lây lan cao hơn 10% so với biến thể phụ BA.2 - vốn được xem là dễ lây lan nhất hiện nay và đang là chủng trội - cao hơn 43% so với chủng Omicron ban đầu (B.1.1.529). Tuy số ca mắc XE chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng với khả năng lây nhiễm cao, XE có khả năng trở thành biến thể trội trong tương lai gần.
Báo cáo của WHO cho hay XE được phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào ngày 19-1 và có khoảng 600 trường hợp nhiễm XE được ghi nhận. WHO cho rằng trước khi họ phát hiện sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lây truyền và triệu chứng, bao gồm cả mức độ gây bệnh nặng, XE sẽ vẫn được phân loại là một biến thể phụ của Omicron.
Theo danh sách phân loại phát sinh loài trên các dòng bùng phát toàn cầu (PANGOLIN), có 2 tái tổ hợp Delta và biến thể phụ BA.1 của Omicron là XD và XF; có 6 tái tổ hợp của các biến thể phụ giữa Omicron BA.1 và BA.2 gồm: XE, XG, XH, XJ, XK và XL.
Ông Rajeev Venkayya, cựu cố vấn về phòng vệ sinh học của Nhà Trắng, cảnh báo nếu các nỗ lực phòng dịch của chính quyền Trung Quốc không hiệu quả với một chủng virus có khả năng lây nhiễm cao, chẳng hạn một biến thể phụ của Omicron thì đây có thể là mối đe dọa cho phần còn lại của thế giới.
Chưa vội kết luận, nhà virus học kiêm giáo sư tại Trường ĐH Hồng Kông Leo Poon cho hay: "Chúng ta nên theo dõi chặt chẽ các biến thể tái tổ hợp mới nhưng không nên hoảng sợ lúc này". Theo ông Leo Poon, không có gì bất ngờ khi xuất hiện các biến thể tái tổ hợp của SARS-CoV-2. Dù vậy, chuyên gia này cũng cho rằng nếu một biến thể được phát hiện ở nhiều khu vực và lan rộng thì điều đó là đáng lo ngại.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-nhieu-bien-the-moi-den-chau-a-2022040420594... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-nhieu-bien-the-moi-den-chau-a-202204042059463.htm
Giả danh nhân viên y tế đe dọa F0 để chiếm đoạt tiền
Ngày 4/4, Công an TPHCM đã phát đi cảnh báo về việc thời gian qua xuất hiện một số đối tượng giả danh nhân viên y tế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, thời gian qua, cơ quan chức năng nhận được phản ánh của người dân về việc một số đối tượng tự xưng là nhân viên của Trung tâm kiểm soát dịch COVID-19 gọi điện thoại yêu cầu người dân mắc COVID-19 gặp mặt làm việc.
Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên y tế để lừa đảo. Ảnh minh họa.
Các đối tượng này dùng số điện thoại di động và các đầu số không xác định (như +18444 1265410, +18445 3440501…) gọi dọa nạt, yêu cầu người dân chuyển tiền để không bị đưa đi cách ly.
Theo Công an TPHCM, đây là thủ đoạn giả danh nhân viên y tế để hù dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Khi gặp trường hợp như trên, người dân báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-danh-nhan-vien-y-te-de-doa-f0-de-chiem-doat-tien-post1428144.t... Nguồn: https://tienphong.vn/gia-danh-nhan-vien-y-te-de-doa-f0-de-chiem-doat-tien-post1428144.tpo
Khẩn trương hoàn thành tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ trong quý II
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022.
Trong Công văn số 2090/VPCP-KGVX nêu rõ, Bộ Y tế trình và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/2/2022 về việc mua vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2022 về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với gói thầu mua vắc-xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến tại nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết theo quy định để có vắc-xin nhanh nhất có thể.
Theo kế hoạch, chúng ta sẽ hoàn thành việc tiêm cho trẻ em trong Quý II, để đầu Quý III trẻ em được đến trường học hè và cuối Quý III năm 2022 trẻ em đến trường vào năm học mới tập trung an toàn và hiệu quả.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khan-truong-hoan-thanh-tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-trong-q... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khan-truong-hoan-thanh-tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-trong-quy-ii-a548775.html
3 địa phương ghi nhận ca mắc COVID-19 cao nhất trong 24 giờ, Đắk Lắk đứng đầu
Nguồn: https://tienphong.vn/3-dia-phuong-ghi-nhan-ca-mac-covid-19-cao-nhat-trong-24-gio-dak-la... Nguồn: https://tienphong.vn/3-dia-phuong-ghi-nhan-ca-mac-covid-19-cao-nhat-trong-24-gio-dak-lak-dung-dau-post1428302.tpo
Biến thể lai XE 'lây lan nhanh nhất từ trước đến nay' xuất hiện ở Thái Lan
Thông tin về ca bệnh nhiễm biến thể XE được bệnh viện Ramathiodi (Thái Lan) công bố hôm thứ Bảy, 2/4. Đến nay, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.
Ông Supakit Sirilak - người đứng đầu Cục Khoa học Y tế (DMS) cho biết sự xuất hiện ngày càng nhiều của các biến thể virus SARS-CoV-2 đã thúc đẩy sản sinh ra các biến thể lai, ví dụ Deltacron (lai giữa Delta và Omicron) hay XE (lai giữa hai dòng phụ của Omicron là BA.1 và BA.2).
Theo ông Sirilak, thông tin cụ thể về ca nhiễm XE và tác động của biến thể mới sẽ được công bố trong một cuộc họp báo sắp tới.
Dù vậy, Anan Jongkaewwattana, chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Quốc gia (Biotec) đã nhanh chóng lên tiếng trấn an rằng công chúng không cần quá lo ngại về biến thể XE.
Theo chuyên gia này, những người từng nhiễm biến thể phụ BA.2 của Omicron có thể sẽ có kháng thể đối với XE, vì hai biến thể có điểm tương đồng.
Xem xét sự gia tăng số lượng bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng khi mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi vắc xin thứ tư, ông Jongkaewwattana cũng khuyến cáo người dân chưa nên vội vàng tiêm thêm một mũi tăng cường mà nên chờ đến khi có thế hệ vắc xin mới hơn.
Ông Jongkaewwattana cho biết miễn dịch được tạo ra bởi nhiều mũi vắc xin liên tiếp thậm chí có thể có tác dụng phụ, dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn ở những người nhiễm virus sau khi tiêm.
Đối với những người tiêm 2 mũi vắc xin bất hoạt, có thể cần thêm 2 mũi tiêm nhắc lại bằng loại vắc xin khác. Nhưng những người đã tiêm 2 mũi của các loại vắc xin khác hiện mới chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại.
Trong một diễn biến liên quan, Văn phòng An ninh Y tế Quốc gia Thái Lan (NHSO) cho biết họ đang chuẩn bị cho kịch bản gia tăng số lượng bệnh nhân COVID-19 mới trong những tuần tới, khi nước này đón lễ hội Songkran.
Nguồn: https://tienphong.vn/bien-the-lai-xe-lay-lan-nhanh-nhat-tu-truoc-den-nay-xuat-hien-o-th... Nguồn: https://tienphong.vn/bien-the-lai-xe-lay-lan-nhanh-nhat-tu-truoc-den-nay-xuat-hien-o-thai-lan-post1428211.tpo