Covid-19: Kỷ lục về số ca tử vong ở Mỹ, WHO cảnh báo "miễn dịch cộng đồng"

Ngày 30/07/2020 10:30 AM (GMT+7)

Tổng số ca tử vong do dịch Covid-19 tại Mỹ lên đến 150.000 người hôm 29-7, cao nhất trên toàn thế giới.

Cột mốc ảm đạm của Mỹ được ghi nhận trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy ổ dịch đang dần ổn định ở khu vực Vành đai Mặt trời nhưng lại chuyển sang Trung Tây Mỹ khi những người trẻ trở lại quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục.

Theo số liệu của Trường ĐH Johns Hopkins, số ca nhiễm được ghi nhận tại Mỹ tăng lên hơn 4,4 triệu, cao nhất thế giới. Tuy nhiên, con số thực tế tại Mỹ cũng như trên toàn cầu được cho là cao hơn nhiều do hạn chế về xét nghiệm và nhiều trường hợp nhẹ không có triệu chứng hoặc không được báo cáo.

Hôm 29-7, bang Florida ghi nhận 216 ca tử vong, phá vỡ kỷ lục về số ca tử vong trong một ngày trước đó, còn số người chết ở bang Nam Carolina đã vượt qua mốc 1.500 trong tuần này (cao hơn gấp đôi trong một tháng qua).

Sự gia tăng số ca nhiễm xuất hiện giữa lúc bùng nổ thông tin sai lệch và thuyết âm mưu về các phương pháp chữa bệnh và tính hiệu quả của khẩu trang.

Covid-19: Kỷ lục về số ca tử vong ở Mỹ, WHO cảnh báo amp;#34;miễn dịch cộng đồngamp;#34; - 1

Một nhân viên khử trùng xe buýt tại Iowa hôm 29-7. Ảnh: AP

Hiện tượng này phần lớn xuất hiện trên mạng xã hội và đã leo thang trong tuần này khi Tổng thống Donald Trump đăng tải lại một đoạn video sai về một loại thuốc chống sốt rét được cho là có thể chữa bệnh và tình báo Nga bị tố lan truyền thông tin sai lệch về cuộc khủng hoảng thông qua các trang web tiếng Anh.

Các chuyên gia lo ngại những thông tin xấu đang làm suy yếu nghiêm trọng các nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 đã khiến hơn 17 triệu người nhiễm và hơn 660.000 người tử vong trên toàn cầu.

Covid-19: Kỷ lục về số ca tử vong ở Mỹ, WHO cảnh báo amp;#34;miễn dịch cộng đồngamp;#34; - 2

Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang. Ảnh: AP

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 29-7 khuyến cáo giới chức trách không nên cố đạt được cái gọi là miễn dịch cộng đồng đối với dịch Covid-19 bằng cách cho phép nó lây lan nhanh chóng khắp cộng đồng. Theo WHO, điều này sẽ gây quá tải cho các bệnh viện và khiến nhiều người thiệt mạng.

Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho hay hầu hết các nhà khoa học nghĩ rằng khoảng 60-80% dân số cần được tiêm vắc-xin hoặc có kháng thể tự nhiên để đạt đến khả năng miễn dịch cộng đồng.

Chuyên gia này cảnh báo: "Dù con số đó có là bao nhiêu thì chúng ta còn cách xa, điều này có nghĩa dịch Covid-19 có một thời gian dài gây hại trong cộng đồng trước khi chúng ta đạt đến mức độ miễn dịch trong cộng đồng".

Ông Ryan cho rằng thậm chí nếu dịch bệnh không còn gây chết người thì nó cũng để lại nhiều vấn đề dài hạn. "Bất kỳ ai nhìn vào những bệnh nhân nặng đều nhận ra đây là một bệnh đa cơ quan rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho nhiều hệ thống trong cơ thể, hệ thống tim mạch, hệ thống thần kinh".

Chuyên gia này cảnh báo những người trẻ phục hồi gặp di chứng khoảng 10 hoặc 15 tuần sau đó. "Họ không thể chạy, không thể tập thể dục, thở dốc và có những cơn ho đột ngột. Ai lại muốn những điều đó?" - ông Ryan nói thêm.

Phát hiện thêm 9 ca mắc COVID-19, Hà Nội có 1 ca ở quận Tây Hồ
Bộ Y tế vừa công bố có thêm 9 ca mới mắc COVID-19 trong cộng đồng. Như vậy, đến lúc này Việt Nam có tổng số 459 ca.
Theo Xuân Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h