Khẩn: Ai đến những quán ăn, khách sạn, đi trên hai chuyến bay VN115, VN119 cần khai báo ngay
Bộ Y tế vừa phát đi thông báo khẩn số 22, đề nghị người dân những ai đã đến những địa điểm và chuyến bay dưới đây cần sớm ra khai báo y tế.
Trong thông báo khẩn số 22, ngày 2/8, Bộ Y tế đề nghị những ai đã đi, đến những địa điểm hoặc đi trên các chuyến bay dưới đây, cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ.
Tính đến 18 giờ chiều ngày 2/8, nước ta đã ghi nhận 620 ca mắc COVID-19, trong đó từ 25/7 đến nay liên tục các ca mắc trong cộng đồng ở nhiều địa phương. Đa số các ca bệnh đều xuất phát từ ổ dịch TP Đà Nẵng.
Trong buổi giao ban trực tuyến với lãnh đạo các Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trong cả nước vào sáng 2/8, GS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, có khoảng 1,4 triệu người đã từng đi đến Đà Nẵng trong 1 tháng qua (1-29/7), riêng với khu vực 3 bệnh viện thì có tới 800.000 lượt người đến đây.
Cùng ngày, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có công điện số 1196/CĐ-BYT gửi UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Nam đề nghị tăng tốc truy vết các trường hợp đi về từ TP Đà Nẵng từ ngày 1 - 28/7/2020 và các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao. Công điện nêu rõ, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn các tỉnh, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Nam đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng là các trường hợp từ ngày 1/7/2020 đã từng đi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại thành phố Đà Nẵng.
Bộ Y tế đề nghị, các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị khẩn trương, tăng tốc hơn nữa việc thực hiện truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng từ ngày 1 - 28/7/2020 và các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế. Đối với các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, tiến hành ngay việc cách ly y tế phù hợp theo quy định, lấy mẫu thực hiện xét nghiệm và giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe.
Các địa phương mở rộng năng lực thực hiện xét nghiệm, tăng công suất xét nghiệm, huy động các cơ sở y tế có khả năng thực hiện xét nghiệm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân để triển khai xét nghiệm trên diện rộng, thực hiện việc thanh toán bảo hiểm y tế cho xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị đảm bảo cho việc thu dung, điều trị các trường hợp mắc bệnh; triển khai áp dụng các quy trình, phân luồng, phân tuyến tránh lây lan trong các cơ sở y tế, thực hiện điều trị hiệu quả và tăng cường phối hợp, trao đổi chuyên môn kỹ thuật giữa các tuyến trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
Các địa phương kêu gọi người dân chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại từng khu phố, từng hộ gia đình, thành lập các tổ phòng chống dịch dựa vào cộng đồng.
Đồng thời phối hợp với các lực lượng công an, y tế thực hiện phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng với tất cả các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Tin liên quan
Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra những cuộc chuyển mình đầy ngoạn mục. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo gắn với chuyển đổi số, khả năng...
Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19
Mỹ - Biến chủng KP.2, một nhánh con của Omicron, sở hữu hai đột biến đặc biệt giúp lây truyền nhanh, có thể trốn tránh được miễn dịch.