Kỳ án con đẻ, con rể bắt tay giết bố chấn động Tuyên Quang: Bộ xương "biết nói"

Ngày 02/01/2021 15:00 PM (GMT+7)

Trong những vụ án mà Thiếu tá Nguyễn Cao Hoạt tham gia điều tra, có một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, là một “thảm kịch” trong cuộc sống liên quan đến cái chết của một người đàn ông từ 5 năm trước. Tất cả đều đã sáng tỏ khi bộ xương của người này “biết nói chuyện” với các trinh sát hình sự.

Bộ xương “biết nói” sau khi chôn cất gần 5 năm

Một ngày cuối năm 2020, tôi có dịp về công tác tại tỉnh Tuyên Quang và có cơ hội đến gặp mặt các trinh sát thuộc phòng Cảnh sát hình sự (PC02) tỉnh Tuyên Quang. Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán 2021 đã đến, cả phòng PC02 đều bận rộn với các phương án chuẩn bị đảm bảo an ninh, trật tự trong dịp Tết.

Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi với Thượng tá Nguyễn Văn Mậu, Trường phòng PC02, dưới sự chỉ đạo của anh, tôi được các cán bộ Đội Hướng dẫn điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Đội 4) giới thiệu với Thiếu tá Nguyễn Cao Hoạt (SN 1981, quê tỉnh Phú Thọ), Điều tra viên Trung cấp thuộc Đội 4. Thiếu tá Hoạt đã công tác tại phòng PC02 từ năm 2005 cho đến hiện tại và trực tiếp tham gia điều tra, đấu tranh với nhiều đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm.

Thiếu tá Nguyễn Cao Hoạt đã công tác tại phòng PC02 từ năm 2005

Thiếu tá Nguyễn Cao Hoạt đã công tác tại phòng PC02 từ năm 2005

Thiếu tá Hoạt chia sẻ, trong những vụ án mà anh tham gia điều tra, có một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, là một “thảm kịch” trong cuộc sống. Các trinh sát thuộc phòng PC02 đã phải khai quật một tử thi đã bị chôn gần 5 năm.

Theo Thiếu tá Hoạt, một ngày giữa năm 2012, phòng PC02 nhận được tin báo của một người dân ở xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về việc nghi ngờ cái chết của ông Tạ Xuân Hạnh (trú thôn Đồng Khẩn, xã Kiến Thiết) không phải do say rượu, ngã chết như gia đình đã loan báo mà do bị giết.

Nhận tin báo, các trinh sát thuộc Đội 4 được lãnh đạo phòng PC02 phân công phụ trách tìm hiểu sâu hơn về vụ việc.

Quá trình tìm hiểu, các trinh sát đã nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong vụ việc, trong đó thông tin ông Hạnh say rượu, ngã chết do gia đình loan báo và cũng chỉ có gia đình biết sự việc, không có người hàng xóm nào biết. Đây càng là mấu chốt để nhận định hoàn toàn có khả năng ông Hạnh bị giết.

Sau đó, phòng PC02 đã thành lập chuyên án để điều tra về vụ chết người này. Công tác điều tra nhanh chóng được triển khai. Việc đầu tiên các trinh sát hình sự làm đó là xin lệnh khai quật tử thi ông Tạ Xuân Hạnh, người đã chết và được chôn cất từ năm 2008.

Tại kết luận giám định số 94/GĐTT 12 ngày 16/7/2012 của phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Tuyên Quang đã kết luận nguyên nhân chết của ông Hạnh. Theo đó, do tử thi đã được chôn cất gần 5 năm, phần mềm đã hoại tử hết nên không xác định được tổn thương.

Hệ xương có tổn thương, nạn nhân có chấn thương gò má phải, gãy cung tiếp xương gò má trái; chấn thương gẫy xương hàm dưới, chấn thương lồng ngực gãy cung tiếp xương trước xương sườn 2, 3 bên phải và bên trái; chấn thương vỡ xương bả vai hai bên.

Phòng Kỹ thuật hình sự nhận định, chấn thương nói trên có thể gây chết nhưng không gây chết ngay tức thì. Sau đánh, nạn nhân có thể bị nghi phạm dùng dây vải thít cổ. Tuy nhiên dó phần mềm đã hoại tử hết nên không đủ điều kiện để xác định nạn nhân chết do chấn thương nói trên hay do thít cổ.

Từ kết luận này, ngay lập tức, các trinh sát thuộc phòng PC02 đã có căn cứ để triệu tập tất cả thành viên trong gia đình ông Hạnh gồm vợ, vợ chồng con trai, vợ chồng con gái và một số người hàng xóm cạnh nhà đến cơ quan điều tra để làm việc. Tại đây, sau nhiều giờ đấu tranh, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Những đứa con bất nhân, bất hiếu

Thiếu tá Nguyễn Cao Hoạt kể lại, sau quá trình đấu tranh trực tiếp với các thành viên trong gia đình ông Hạnh, từ lời khai của các đối tượng, cái chết của ông Hạnh đã hoàn toàn sáng tỏ và cái cớ “say rượu, ngã chết” chỉ là tin giả do gia đình truyền ra.

Cụ thể, tối 13/6/2008, Tạ Đức Hưởng (SN 1987, con trai ông Hạnh) ở nhà cùng gia đình gồm có ông Hạnh, bà Đào Thị Liên (SN 1964, vợ ông Hạnh), Vũ Thị Hà (SN 1988, vợ Hưởng), Tạ Kim Oanh (SN 1990, con gái ông Hạnh) và Nông Thanh Khang (SN 1985, trú xã Liên Sơn, huyện Yên Sơn, thời điểm đó là bạn trai và sau này là chồng Oanh).

Sau khi cả nhà đi ngủ, đến khoảng 22h đêm cùng ngày, bà Liên đau đầu dậy ra bàn uống nước ngồi rồi gọi Oanh dậy ra bóp đầu cho mình. Thấy có tiếng động, ông Hạnh – là một người thường xuyên uống rượu - tỉnh dậy và đi ra chỗ mẹ con bà Liên và nói: “Mấy giờ rồi? Chúng mày có phải bác sĩ đâu”. Đồng thời, ông Hạnh dùng tay túm tóc và tát vào mặt bà Liên.

Thấy vậy, Oanh chạy vào giường gọi Hưởng dậy để can ngăn nhưng không được. Lúc này, tiếng ồn ào đã khiến Hà và Khang cùng dậy. Không can ngăn được bố đánh mẹ, Hưởng đã chạy ra phía bên trái nhà lấy một thanh sắt dài gần 1 mét vụt hai nhát vào ngực khiến ông Hạnh ngã ra nền nhà.

Sau đó, Hưởng cùng vợ và 2 em đưa bà Liên sang nhà vợ chồng Đào Thị Va (hàng xóm ở cùng thôn) và Phạm Văn Thống (SN 1977). Xong xuôi, Hưởng trở về nhà một mình thì thấy ông Hạnh đang nằm trên giường và chửi bới, đe dọa sẽ giết chết cả nhà.

Quay trở lại nhà Va, Hưởng gọi em rể là Khang ra nói chuyện thì Oanh và Hà cùng ra theo. Tại sân nhà Va, cuộc bàn bạc của những người con trai, con rể, con dâu và con gái về việc giết bố đã diễn ra.

“Anh trót đánh bố rồi, bây giờ bố cứ đe dọa giết mấy anh em, đã thế thì giết chết bố đi không thì mai tỉnh dậy bố lại giết anh em mình”, Hưởng nói.

“Đừng làm thế, dù sao cũng là bố mình”, Hà phản đối.

Cuộc nói chuyện tan rã khi chưa đưa ra ý kiến thống nhất. Sau đó, Oanh và Hà lại đi vào trong nhà Va, còn Hưởng nhờ Khang giết chết ông Hạnh và nhận được sự đồng ý của cậu em rể tương lai.

Tội ác ghê rợn trong đám cháy ở Mỹ Đình: Cuộc đấu trí với nữ nghi phạm là giáo viên
Nếu như hành trình củng cố, thu thập tài liệu để đưa các nghi can vào "tầm ngắm" đã vô cùng gian truân, thì việc thu được những lời khai trung thực...
Theo Đức Sơn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An ninh hình sự