Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi

Ngày 02/04/2021 09:50 AM (GMT+7)

Làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có tuổi đời gần 800 năm. Sau rất nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay, làng Cựu vẫn giữ được gần như nét nguyên vẹn kiến trúc nhà cổ của người Việt xưa. Đan xen đó là những ngôi nhà xây theo kiến trúc biệt thự Pháp cổ tạo ấn tượng bất ngờ...

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 40km, làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên hiện nay vẫn giữ được những nét cổ kính của kiến trúc nhà cổ của người Việt xưa. Nhiều ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc biệt thự Pháp cổ trải qua thăng trầm của thời gian hiện vẫn được người dân làng Cựu bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 1

Làng Cựu được nhiều người biết đến với các công trình kiến trúc Việt cổ và Pháp độc đáo. Quá trình xây dựng những công trình này diễn ra trong những năm 1920-1945.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 2

Ngôi nhà thờ dòng họ Trần tọa lạc giữa làng. Được biết, dòng họ Trần là dòng họ đầu tiên di cư về đây, sống quần tụ với nhau.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 3

Ngôi nhà của ông Nguyễn Thiện Tứ (77) tuổi được đánh giá là một trong những ngôi nhà có giá trị lịch sử lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ gần như nguyên vẹn ở làng Cựu.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 4

Theo ông Tứ, khu đất của làng Cựu trước đây chỉ đủ cho một số gia đình đến gây dựng, sinh sống. Dần dần sau đó, những người tản cư đến bồi đắp vùng đất bãi ven sông Nhuệ để ở rồi an cư lạc nghiệp.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 5

Đặc trưng trên cổng của những ngôi nhà cổ ở làng Cựu đều có gắn chữ "Phúc - Lộc - Thọ".

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 6

Ông Tứ cho hay, ngoài gia đình ông thì các hộ gia đình khác có nhà cổ đã từng đón nhiều đoàn làm phim như “Thương nhớ ở ai”, Chạy trốn tuổi thanh xuân... Rất nhiều clip ca nhạc cũng đã chọn bối cảnh làng Cựu.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 7

Cũng theo người dân ở làng Cựu kể lại, do cuộc sống người dân thời điểm ấy rất khó khăn, vì vậy khoảng năm 1920 một số cụ trong làng khăn gói hành trang lên đường ra trung tâm Hà Nội lập nghiệp. Từ đây, các cụ bắt đầu học được nghề cắt may quần áo âu phục. Ban đầu nghĩ chỉ cần có việc làm mưu sinh giữa trung tâm phố thị sầm uất, nhưng nhờ có tay nghề nên khách hàng đông dần.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 8

Con đường làng sạch sẽ trải dài qua vài chục ngôi nhà cổ với mái vòm, cột nhà kiểu Gothic theo lối kiến trúc phương Tây. Bên cạnh đó lại là 2 hàng câu đối, liễn đối chữ Hán - Nôm quen thuộc trên tấm đại tự vòm cổng hoặc chạm trổ hình con nghê truyền thống của người Việt.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 9

Cổng một ngôi nhà với bậc thềm phủ rêu thẫm màu rêu xanh, mái hiên nặng trĩu vì cây lá khô, lá rụng đầy khắp ngõ.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 10

Theo bà Phạm Thị Ngọc (77 tuổi) - người dân sống tại làng Cựu cho biết, nhiều gia đình có nhà cổ ở làng để thuận tiện cho công việc và làm ăn đều đã chuyển đến Hà Nội sinh sống và làm việc từ nhiều năm nay, chủ yếu đều sinh sống ở phố cổ,...Chính vì vậy, nhiều ngôi nhà bị khóa trái cửa hoặc bỏ hoang nhiều năm nay.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 11

Theo bà Ngọc chia sẻ, các ngôi nhà cổ ở làng Cựu được xây dựng tường bao quanh nhà dày 60cm, thiết kế mái cong vòm dán ngói, các cột trụ và nhiều vị trí quanh công trình được trang trí bằng hình ảnh những loại cây, hoa, lá, quả để thể hiện cho bức tranh công trình thêm hấp dẫn.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 12

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 13

Những họa tiết chạm trổ, hoa văn truyền thống kiểu cổng châu Âu.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 14

Điều dề dàng bắt gặp khi đến làng Cựu là những bậc thềm rêu xanh, thể hiện nét cổ kính, lâu đời của ngôi làng.

Hà Nội: Ngôi làng cổ 800 năm tuổi - 15

Chủ tịch UBND xã Vân Từ Dương Quang Vi cho biết, đến nay làng Cựu còn lưu dấu 47 các công trình, kiến trúc cổ có giá trị xây dựng trước năm 1954. Hiện các công trình kiến trúc cổ nằm xen lẫn những ngôi nhà hiện đại được người dân cải tạo từ khoảng năm 2010.

Làng đại gia ở Việt Nam, biệt thự không hiếm, có trăm tỷ phú gây choáng
Sách "Long Hưng – đất phát nghiệp Vương triều Trần" của nhà nghiên cứu Đặng Hùng ghi, người dân làng Mẹo chỉ có giàu hay không, chứ không bao giờ đói.
Theo Minh Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h