Từ thời bi bô tập nói cho đến khi ta lớn lên và già đi, tiếng gọi “bố" vẫn luôn đi theo chúng ta đến hết cuộc đời. Nhưng đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng tiếng gọi thiêng liêng này có nguồn gốc từ đâu?
Trích trong cuốn “Đất lề quê thói” (1968), tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu đã đặt bút viết trong chương Gia tộc rằng: “Những danh xưng bố mẹ, cha mẹ đã có từ ngàn xưa”. Nếu từ “mẹ” được biến âm từ từ ngữ trong tiếng Pháp là “mère” thì cách gọi “bố” lại là một biến âm từ từ “bô” của từ gốc Hán. Từ “bô” có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù”, tương ứng với “Phụ”. Đây được xem là những thanh âm đầu tiên mà ông cha ta dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành và dưỡng dục mỗi người.
Từ “bố” được cho là biến âm của từ gốc Hán.
Từ “bô” cũng đã từng xuất hiện trong cụm từ “bô lão”, dùng để chỉ những người đàn ông có địa vị tầng cao trong dòng tộc thời phong kiến, đồng nghĩa với từ “phụ lão”. Lịch sử Trung Quốc cũng có ghi lại một vị quân vương lấy hiệu là “Bố Cái Đại Vương”, và “Bố Cái” ở đây đồng nghĩa với “Bố Mẹ”. Mặc dù giống với “Mẫu thân” - từ tương ứng để gọi cho là “Phụ thân” nhưng bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt.
Sau này, tiếng “bố" còn được biến âm theo khu vực địa lý và đặc điểm giọng nói của mỗi vùng miền. Điển hình như tiếng “bọ” thường được sử dụng ở vùng Quảng Bình. Ở miền Bắc, còn có từ “bõ” chỉ người đầy tớ già nuôi mình từ nhỏ thân thiết như cha mẹ. Còn người miền Nam lại gọi “vú bõ” với cha mẹ đỡ đầu trong Công giáo. Hai từ này tuy không có nghĩa sát với từ “bố" nhưng cũng nhằm mục đích chỉ người có mối quan hệ thân thích với gia chủ, thường là những cậu ấm cô chiêu của các gia đình quyền quý trong thời xưa.
Ở vùng Bắc Bộ xưa còn có cách gọi bố là “thầy", đến nay vẫn còn được sử dụng ở một số nơi như Thái Bình. Người xưa thường rất quan trọng con chữ và việc học, vì vậy mà từ “thầy” rất được đề cao. Gọi bố bằng thầy có nghĩa là tỏ lòng thành kính biết ơn đối với người không chỉ có công nuôi dưỡng và mà còn có công giáo dục con trẻ. Chữ “thầy” ấy cũng giống như chữ “nghiêm quân” trong Hán văn, liên quan đến mối quan hệ “Quân - Thần", trung thành và hết lòng. Vì vậy mà các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”.
Ở mỗi vùng miền lại có các cách gọi bố khác nhau.
Bên cạnh đó, người dân ở các vùng miền Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ thường gọi bố là “cha”, “tía". Thực chất thì hai từ này vẫn là biến âm của tiếng Trung Quốc “爹” (phiên âm là “Diē”). Đây là hai từ dùng phổ biến trong Miền Nam với các cụm như “Cha mẹ”, “Tía má”. Người đàn ông khi đã có cháu chắt thì thường được con cái chuyển từ cách gọi “bố - con” sang “ông - con”, giống như cách người cháu gọi ông của mình.
Phổ biến hơn ở miền Nam là tiếng gọi “ba", đâu cũng chính là biến thể khác của tiếng Trung Quốc hiện đại, xuất phát từ từ 爸 (với phiên âm là “Bà”). Ở Việt Nam, một số người dựa vào phần ngữ âm đã cho rằng “ba” có bắt nguồn từ tiếng Pháp papa mà ra. Tuy nhiên, quan điểm khác lại đưa ra cho rằng vào năm 1898, từ điển Dictionnaire Annamite-Francais của J.F.M Génibre xuất bản vào năm này đã có ghi nhận hai từ ba, má rồi. Với khoảng thời gian khá ngắn như thế (chỉ vỏn vẹn khoảng 30 năm), thật không dễ gì người Pháp có thể áp đặt người miền Nam Việt Nam thay đổi cách xưng hô trong hệ thống thân tộc của mình.
Nguồn gốc của tiếng “ba” được đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc.
Có một thời, người miền Bắc dùng hai chữ “cậu mợ” gọi cha mẹ như một cái mốt thời thượng thay vì gọi là “thầy u”, “thầy đẻ”… bị chế giễu là quê mùa, lạc hậu.
Trên cơ sở khoa học, một số người tin rằng “pa” và “ma” là những từ đầu tiên con người phát ra khi đứa bé bắt đầu bập bẹ nói. Theo đó, ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới đã có khuynh hướng tương đồng khi sử dụng âm thanh đầu tiên đó của đứa trẻ như là từ vựng dùng để gọi cha và mẹ. Do đó, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ trên thế giới.
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều cách gọi bố khác được lưu truyền trong các sách còn ghi chép và định nghĩa rất nhiều cách gọi khác nhau dành để xưng hô với bố mẹ.