Đặc sản có tên vô cùng lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vì hương vị đặc biệt, 300.000 đồng/kg

Phú Nguyễn - Ngày 18/01/2025 16:26 PM (GMT+7)

Loài cá hiếm này sống ở khe sông, khe suối, đượi ví hư "lộc trời" ban cho người dân ở Quảng Ngãi, Kon Tum...

Đến với vùng đất Quảng Ngãi hay Kon Tum, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức một loại cá đặc sản vô cùng độc đáo, đó là con cá niêng. 

Cá niêng sống ở khe sông khe suối, ăn rong rêu nên thịt chắc và ngọt

Cá niêng sống ở khe sông khe suối, ăn rong rêu nên thịt chắc và ngọt

Theo tìm hiểu, cá niêng thuộc họ cá chép, vây của chúng có màu ánh bạc, thoạt nhìn tương tự cá chép nhưng thon thả hơn. Chúng còn có các tên gọi khác là cá niên, cá mác và cá sỉnh cao... Cá trưởng thành to bằng 3 ngón tay người lớn dài hơn 30cm. Chúng sống ở khe sông, khe suối, ăn rong rêu, lá cây.

Cụ thể, đầu mùa xuân, cá mẹ vượt thác đẻ trứng vào những hòn đá nhám, trứng dính vào đấy nở ra cá con, chúng theo dòng nước trôi xuống thác rồi sống tại đó. 

Đặc sản có tên vô cùng lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vì hương vị đặc biệt, 300.000 đồng/kg - 2

Loài cá này được ví như lộc trời, hương vị thơm ngon khiến ai ăn thử cũng thích mê

Loài cá này được ví như "lộc trời", hương vị thơm ngon khiến ai ăn thử cũng thích mê

Ở Kon Tum, bà con cho biết, loài cá này xuất hiện nhiều nhất ở các con sông, suối của huyện Đăk Glei. Chúng thường trú ngụ ở chân thác, nơi có vùng nước chảy xiết nên việc khai thác cá niêng không hề dễ dàng. Để bắt được cá niêng, người ta phải dùng lưới giăng ngang thác rồi chèo thuyền ngược lên dùng gậy đập vào mạn thuyền hay đập xuống nước khiến cho cá hoảng sợ chạy tán loạn mà mắc vào lưới. Hoặc người ta sẽ dùng bằng mồi câu nên du khách đến đây có thể trải nghiệm ngồi câu cá niêng và thưởng thức loại cá này tại chỗ. 

"Cá niêng có quanh năm nhưng thời gian mùa hè là dễ bắt nhất bởi lúc đó dòng nước ở các con sông suối cạn và trong. Mỗi mùa, sẽ dùng một loại mồi khác nhau để nhử cá niêng. Ví dụ từ tháng 11 đến tháng Chạp, đây là thời điểm cá niêng không xuất hiện nhiều nên người dân thường dùng trùn chỉ để làm mồi. Trùn chỉ là thức ăn hấp dẫn cá niêng nhất vào mùa đông. Gần sang hè, mọi người lại dùng bọ đá hoặc sâu xanh để làm mồi.

Cá niêng bé lắm, kích thước chỉ bằng 2 ngón tay người lớn nhưng lại rất ngon và nhiều dinh dưỡng. Thịt chắc chứ không bở, lại không tanh mà thơm ngọt tinh khiết. Bởi chúng ăn rong rêu, rong tảo bám quanh gờ đá nên ruột rất sạch, không có mùi tanh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon lành khác nhau", anh Ngọc (ở Kon Tum) chia sẻ.

Cá niêng trở thành đặc sản hiếm, có giá đắt đỏ

Cá niêng trở thành đặc sản hiếm, có giá đắt đỏ

Theo anh Ngọc, trước đây cá niêng không được ai biết đến, chỉ có người dân địa phương đi bắt về để nấu thành những bữa cơm thường ngày. Cá niêng có thể nướng trên bếp than hoặc hấp chấm mắm, nấu canh với rau đắng, dưa chua hay rau tập tàng... Đơn giản vậy thôi nhưng lại ngon khó cưỡng, ai ăn thử cũng thích mê.

Người Quảng Ngãi đi xa dù ở nơi nào cũng đau đáu nhớ quê, nhớ món cá niêng, rau dớn đã thấm vào máu thịt họ từ thuở ấu thơ: “Đi xa anh nhớ quê mình/ Cá niêng, rau dớn đậm tình núi non”.

Những năm gần đây, khi du lịch phát triển, cá niêng được biết tới nhiều hơn, trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Trên thị trường, cá niêng có giá khoảng 300.000 đồng/kg. 

Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay phơi khô thành món khoái khẩu dịp Tết Nguyên đán, 350.000 đồng/kg khách tranh nhau mua
Loại cá này được nhiều người đặt mua trong dịp Tết Nguyên đán vì thịt thơm ngon và có ý nghĩa về mặt phong thủy. 

Đặc sản 4 phương

Theo Phú Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]18/01/2025 15:19 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương