Cặp ngựa phong thủy làm bằng đồng được bày bán tại chợ đồ cổ Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nằm ở ngã tư Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), vào dịp cận tết, một phiên chợ đặc biệt, chỉ họp duy nhất một lần trong năm lại tấp nập hoạt động. Đây trở thành điểm hẹn lý tưởng của những người đam mê đồ cổ. Phiên chợ đặc biệt này chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày (từ 20 - 30 tháng chạp).
Phiên chợ đồ cổ có khoảng chục gian hàng. Mỗi gian gói gọn trên chiếc bàn hơn 1 m2 hoặc trải nilon bày ngay trên đường hoặc vỉa hè. Các đồ vật từ nhiều thế kỷ được "tái sinh" tại phiên chợ này.
Vì là phiên chợ chỉ mở mỗi năm một lần nên thu hút rất đông khách. Có người đến để tìm mua những món đồ mà từ lâu cất công tìm kiếm, có người đến để xem cho vui.
Năm Giáp Ngọ, tượng và các mặt hàng liên quan tới ngựa được bày bán nhiều.
Một cặp ngựa làm bằng đồng, cao khoảng 50 cm, có tuổi thọ 40 năm được rao bán với giá 25 triệu đồng.
Một cặp ngựa khác làm bằng vật liệu sành giá 15 triệu đồng.
Cặp ngựa trắng làm bằng men sứ giá 6 triệu đồng.
Hy vọng sang năm Giáp Ngọ gặp nhiều may mắn, anh Nguyễn Văn Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội) quyết định chọn mua một con ngựa làm bằng đồng giá 2,5 triệu.
Các loại đồ thờ, tượng phật hoặc tứ linh bằng đồng, đỉnh đồng,... có tuổi đời cao cũng thu hút được nhiều sự quan tâm.
Tiền giấy cotton "tái xuất" tại phiên chợ đồ cổ. Tiền mệnh giá 50 nghìn được bán với giá 80 nghìn/tờ, tiền mệnh giá 100 nghìn giá 180 nghìn/tờ.
Những chiếc đèn dầu thời bao cấp.
Đôi dép cao su 20 năm tuổi có giá 450 nghìn đồng.
Cặp lồng đựng cơm có tuổi thọ trên dưới 50 năm cũng tái xuất tại phiên chợ đồ cổ.
Với anh Đức (áo phao đen) ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, cứ đến những ngày giáp Tết dù có bận đến đâu anh cũng cố gắng dành thời gian đi chợ đồ cổ. Là người chơi đồ cổ, anh đi mua đồ là phụ mà gặp gỡ những người yêu và tầm cổ vật là chính. Vì ở đây anh được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sưu tầm cổ vật từ những người cùng sở thích.