Nghề lạ ở Việt Nam: Anh nông dân lãi 1 tỷ đồng/năm nhờ khởi nghiệp từ cây mọc dại, thân và lá đều bán đắt tiền

H.A - Ngày 23/06/2024 12:00 PM (GMT+7)

Mang cây dược liệu dại mọc ở rừng về trồng, nhiều nông dân đã có nguồn thu nhập ổn định, khoảng 1 tỷ đồng/năm nhờ áp dụng công nghệ mới.

Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học, Việt Nam có khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 4.000 loài cây có công dụng làm thuốc là nguồn nguyên liệu dược phong phú… Trong đó, sâm Ngọc Linh là một trong nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận. 

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Các nghiên cứu dược lý thực nghiệm trên cây sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng của sâm Ngọc Linh trong việc chống stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan... Ngoài ra, loại sâm này còn giúp tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.

Cây sâm Ngọc Linh là một trong nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận.

Cây sâm Ngọc Linh là một trong nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận. 

Hiện nay trên thị trường, mỗi kg sâm Ngọc Linh được rao bán giá 130-300 triệu đồng (tùy trọng lượng và độ tuổi). Trong đó, các loại lá sâm Ngọc Linh dao động 10 - 12 triệu đồng/kg, hoa sâm 15 - 17 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá 80 - 100 triệu đồng/1.000 hạt.

Thông thường, sâm Ngọc Linh thường chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m thuộc địa phận chính ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Thế nhưng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã mang sâm Ngọc Linh về trồng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thương (SN 1985, Quảng Nam) quyết định tìm vùng đất mới thuộc vùng núi thuộc xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam để trồng sâm Ngọc Linh. 

Suốt 6 năm ròng rã, hàng nghìn gốc sâm bị chết không rõ nguyên nhân. Không chịu khuất phục, chị Thương đầu tư thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về độ ẩm của khu đất trồng, cách chọn cây giống cũng như tiến hành làm lưới bảo vệ cho từng cây. Năm 2019, chị quyết định vay 100 triệu tiền vốn để mở rộng thêm diện tích, mua thêm cây giống về trồng.

Hơn 10 năm khởi nghiệp với cây sâm Ngọc Linh, chị Thương đã có thêm nguồn thu nhập ổn định

Hơn 10 năm khởi nghiệp với cây sâm Ngọc Linh, chị Thương đã có thêm nguồn thu nhập ổn định

Sau hơn 10 năm, ăn với sâm, ngủ với sâm, chị Thương đã có cho mình gần 4.000 gốc sâm Ngọc Linh. Trong đó, khoảng trên 500 gốc đã ra hoa, đậu quả và hơn 3.000 gốc sâm nhỏ.

Chị cho biết, từ thân rễ, thân củ, lá và cọng thân đều có giá trị kinh tế cao. Ngoài sâm tươi có giá từ 65-220 triệu đồng/kg thì lá sâm tươi cũng có giá từ 10-12 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá từ 80-150 nghìn đồng/hạt. 

Khác với chị Thương, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Tuấn và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (Bình Phước) có công việc ổn định, nhà cửa ở phố nhưng lại quyết định chuyển về Kon Tum để trồng sâm Ngọc Linh vì đam mê với cây dược liệu.

"Thời kỳ đầu, hai vợ chồng gặp không ít khó khăn do không quen với khí hậu lạnh; việc trồng sâm cũng gặp nhiều trắc trở khi cây bị nấm bệnh hoành hành, chuột và các loại côn trùng phá hoại", anh Tuấn bộc bạch.

Không nản chí, anh kiên trì tìm gặp các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực trồng sâm để học hỏi thêm và dần rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Anh Tuấn tiết lộ: “Cây Sâm Ngọc Linh thì cho giá trị kinh tế cao, trồng phát triển ở khu vực Tu Mơ Rông này rất hợp và phát triển tốt. 

Hiện vườn của tôi có khoảng 30.000 cây, nhiều cây gen rừng quý có tuổi hơn 70 năm, còn lại là 30 – 50 năm; nhưng đa số thì tầm 3 – 5 năm tuổi là nhiều do mình nhân giống lên. Gần chục năm trồng sâm Ngọc Linh thì cứ tái đầu tư, vườn sâm có trị giá phải tầm 20 – 30 tỷ đồng".

Nhiều hộ mang cây sâm Ngọc Linh về ươm trồng để bán

Nhiều hộ mang cây sâm Ngọc Linh về ươm trồng để bán

Thành công với cây sâm Ngọc Linh, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Tuấn rất tích cực hỗ trợ bà con người dân tộc thiểu số ở địa phương sinh kế xóa đói giảm nghèo.

Cũng làm giàu từ loại cây dược liệu này, Trần Cao Nguyên (26 tuổi, ngụ Kon Tum) sau khi nghiên cứu và lập dự án đã được gia đình hỗ trợ mua 3.500m2 đất ở thôn K'Long K'Lanh, xã Đạ Chais, H.Lạc Dương (Lâm Đồng) để trồng sâm Ngọc Linh. Thay vì giống nhiều người gieo trồng sâm dưới tán rừng, Cao Nguyên lại quyết định xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới phun sương để gieo trồng theo công nghệ mới. 

Chàng trai trẻ trồng sâm theo từng luống rộng 2m, kéo dài hàng chục mét. Trên bề mặt đất, anh phủ một lớp lá cây rừng mục để giúp sâm phát triển ổn định, giống như trồng dưới tán rừng.

Kỹ thuật trồng mới khiến Nguyên cũng gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu. Khi xuống giống lần đầu, sâm thường bị chết, nấm bệnh, chậm phát triển do nhiệt độ trong nhà lưới chưa được xử lý chuẩn xác. Dù vậy, Nguyên không nản chí mà nhẫn nại tìm hiểu cách chữa bệnh cho cây sâm qua internet, đồng thời tham khảo và học hỏi thêm từ những người có kinh nghiệm trồng sâm Ngọc Linh ở Kon Tum.

Trần Cao Nguyên bên vườn sâm Ngọc Linh

Trần Cao Nguyên bên vườn sâm Ngọc Linh

Hiện nay, vườn của Nguyên có khoảng 8.000 cây sâm 1 năm tuổi và đang cho thu hoạch lá, hạt giống, cây giống và những củ sâm thành phẩm đầu tiên. Nguyên cho biết lá sâm được anh bán với giá 4 - 5 triệu đồng/kg; hạt giống có giá từ 70.000 - 100.000 đồng/hạt; cây giống 1-3 năm tuổi từ 150.000 - 300.000 đồng/cây, còn củ sâm được bán với giá từ 40 triệu đồng/kg.

“Hiện trang trại sâm của tôi cho thu nhập hơn 1 tỉ đồng/năm, chủ yếu các mặt hàng sâm tươi. Thời gian tới sẽ ươm thêm khoảng 10.000 - 15.000 hạt. Tôi tính vài năm nữa mới triển khai các loại sản phẩm từ sâm Ngọc Linh dạng tinh chế vì bây giờ nguồn nguyên liệu chưa đủ nên sợ hụt nguồn hàng cung cấp cho thị trường", chàng trai trẻ cho hay.

Chị nông dân lãi 5 tỷ đồng/năm nhờ trồng cây dại ngọt như mì chính
Vỏn vẹn khởi nghiệp với số vốn chỉ 1,2 triệu đồng đến chị Nguyễn Phương Bắc sinh năm 1983 đã đều tay thu 5 tỷ đồng/năm nhờ "mát tay" trồng cây và chăn...

Đại gia tỷ phú

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ