Cây dại mọc bờ bụi có tên rất lạ, xưa không ai biết nay thành đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng, 300.000 đồng/kg

H.A - Ngày 21/12/2024 19:09 PM (GMT+7)

Lá của cây này được sử dụng thành nguyên liệu tạo màu cho món xôi ngũ sắc của người Tây Bắc, mấy năm nay được người thành phố tìm mua khắp nơi.

Lá cẩm có tên tiếng Anh là magenta plant, cao khoảng 50 - 100 cm, lá dài khoảng 2 - 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Cây này vốn mọc hoang dại ở bờ bụi, vẻ ngoài trông như một loài cỏ dại, thân mọc bò, phân nhánh và có thể cắt một đoạn là có thể giâm trồng.

Tại Việt Nam, cây lá cẩm được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng có vị ngọt nhẹ, tính mát và có khả năng tạo màu đẹp mắt, từ xưa đã được bà con vùng cao sử dụng để tạo màu màu cho món xôi, bánh, mứt, kẹo. 

Cây lá cẩm vốn mọc hoang dại ở bờ bụi, hiện nay được nhiều người mang về trồng để bán ra thị trường

Cây lá cẩm vốn mọc hoang dại ở bờ bụi, hiện nay được nhiều người mang về trồng để bán ra thị trường

Cây lá cẩm có 4 loại: 

Cây lá cẩm tím: Loại cây này còn được gọi là chằm lai. Lá của nó có màu xanh nhạt, mỏng, ít lông, hình trứng rộng.

Cây lá cẩm đỏ: Cây này theo dân tộc Nùng còn được gọi là chằm thủ. Lá của chúng có hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm và có nhiều lông. 

Cây lá cẩm tím đậm (cẩm Huế): Loại cây này còn có tên là chằm khâu. Nó có lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc thon, lá có màu xanh đậm, dày và ít lông.

Cây lá cẩm vàng: Người Nùng còn gọi loại cây này với cái tên là chằm hiên. Cây cẩm vàng vẫn còn mọc hoang khá nhiều nên nó cũng được gọi là cẩm dại. Lá của nó có hình trứng, gốc lá thon, đầu nhọn.

Tại Việt Nam, cây lá cẩm được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tại Việt Nam, cây lá cẩm được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nếu trước đây, lá cẩm chỉ được người dân vùng cao biết đến, không mang lại giá trị kinh tế thì giờ đây chúng được người thành phố tìm mua khắp nơi. Lá cẩm tươi hay khô đều có thể sử dụng được. 

Với lá cẩm tươi, người ta đem rửa sạch, cắt ngắn thành đoạn, cho vào nồi đun, khi nước sôi giảm lửa chỉ để sôi liu riu, bởi lá cẩm là màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin nếu đun nhiệt độ quá cao sẽ làm nước cạn và xuất hiện hiện tượng caramel hóa, màu lá cẩm sẽ bị tối. Sau khoảng 15 phút tắt bếp, chắt lấy nước màu.

Với lá cẩm khô, người ta đem ngâm với nước lạnh vài tiếng sau đó làm tương tự như lá cẩm tươi.

Cây dại mọc bờ bụi có tên rất lạ, xưa không ai biết nay thành đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng, 300.000 đồng/kg - 3

Cây dại mọc bờ bụi có tên rất lạ, xưa không ai biết nay thành đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng, 300.000 đồng/kg - 4

Lá cẩm tạo nên màu sắc bắt mắt cho món xôi hoặc hoặc bánh tét,...

"Ngày trước ở quê mình cây lá cẩm mọc nhiều ở bìa rừng hoặc bờ bụi, sau đó được người dân đem về trồng ở vườn nhà để tiện thu hoạch. Nước màu từ lá cẩm có thể tạo màu cho nhiều món, vừa đẹp mắt vừa đảm bảo tốt cho sức khoẻ nhưng phổ biến nhất vẫn là để đồ xôi ngũ sắc. Món xôi này không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết quan trọng của bà con đồng bào vùng cao.

Bây giờ, lá cẩm được trồng đại trà hơn để bán ra thị trường, mang lại thu nhập cho người dân", bạn Hoài (ở Lạng Sơn) chia sẻ.

Lá cẩm khô và bột lá cẩm vô cùng tiện lợi, được người thành phố mua về để sử dụng những năm gần đây

Lá cẩm khô và bột lá cẩm vô cùng tiện lợi, được người thành phố mua về để sử dụng những năm gần đây

Trên chợ mạng, lá cẩm tươi được nhiều địa chỉ rao bán với giá vài chục nghìn đồng/kg. Còn trên sàn thương mại điện tử, cá cẩm khô hay bột lá cẩm có giá tới 300.000 đồng/kg. 

Loại quả xưa rụng đầy không ai ăn, nay thành đặc sản có hương vị lạ dân thành phố săn lùng dịp Tết Nguyên đán, 140.000 đồng/kg
Thứ quả này có tên vừa lạ vừa quen, chắc chắn nhiều người chưa từng được ăn thử. Mấy năm nay, chúng được người thành phố đặt mua về để đãi khách trong...

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]21/12/2024 18:01 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương