Nghề lạ ở Việt Nam: Chàng thạc sĩ cất bằng về quê trồng "vua" của các loại quả, kiếm tiền tỷ nhờ bí quyết vàng

H.A - Ngày 25/07/2024 15:05 PM (GMT+7)

Nhờ trồng loại quả quen thuộc "vạn người mê", nhiều hộ dân đã có thu nhập tiền tỷ, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Sầu riêng được mệnh danh là "vua" của các loại trái cây, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc trưng của loại quả này là bên ngoài vỏ gai góc, nhọn hoắt nhưng bên trong múi của nó bên trong lại rất ngon và có mùi thơm nồng, khó lẫn với bất kỳ loại quả nào khác.

Đây là loại quả được ưa chuộng tại các quốc gia Đông Nam Á. Nhiều vùng ở nước ta cũng trồng sầu riêng hiệu quả và đạt được giá trị kinh tế cao. Năm 2023, quả sầu riêng gia nhập nhóm nông sản "tỷ đô" khi đem lại giá trị xuất khẩu 2,24 tỷ USD cho nước ta.

Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại quả, có giá trị dinh dưỡng cao và mang về thu nhập khủng cho nhiều hộ nông dân

Sầu riêng được mệnh danh là "vua" của các loại quả, có giá trị dinh dưỡng cao và mang về thu nhập "khủng" cho nhiều hộ nông dân

Giá sầu riêng thu mua tại vườn dao động từ 90.000-150.000 đồng/kg. Qua đó, người nông dân trồng sầu riêng có thể thu lãi từ 1,2-3 tỷ đồng/ha tùy thời điểm và năng suất mùa vụ. Bởi lợi nhuận “khủng” nên hiện nay, người nông dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đua nhau mở rộng diện tích trồng cây này. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tổng diện tích sầu riêng năm 2023 ở nước ta ước đã lên tới 131.000ha, tăng 20% so với năm 2022.

Anh Dương Đình Tuyễn (ở Cần Thơ) dù cầm trong tay 2 bằng đại học và 1 bằng thạc sĩ nhưng vẫn chọn con đường bỏ phố về làm nông nghiệp khi lựa chọn trồng sầu riêng. Nhờ hướng đi đúng đắn và chăm chỉ làm việc, đến nay, anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Trước đó, vào năm 2015, gia đình anh bắt đầu trồng hơn 160 gốc sầu riêng trên diện tích 1ha. Năm 2018, gia đình anh trồng thêm 130 gốc sầu riêng trên diện tích 6.000m2. Đến nay, trong vườn nhà anh Tuyễn trồng đa dạng các giống sầu riêng như: Ri6, Musang King và Monthong. 

Anh Tuyễn trong vườn nhà trồng đa dạng các giống sầu riêng.

Anh Tuyễn trong vườn nhà trồng đa dạng các giống sầu riêng.

Chia sẻ bí quyết kiếm tiền tỷ mỗi năm, anh Tuyễn cho hay, anh chuyển sang xử lý cây ra hoa, đậu trái nghịch vụ thay vì phương pháp trồng thuận mùa, cho giá thành không cao vốn đã quen thuộc. Ngoài ra, do được học tập và đào tạo bài bản về cây trồng nên anh Tuyễn có nhiều lợi thế hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây sầu riêng. Chẳng hạn, anh biết lựa chọn các thành phần, dưỡng chất tốt nhất cho cây; kỹ thuật làm tăng năng suất cho vườn trồng…

Mỗi năm, vườn sầu riêng của anh Tuyễn cho thu hoạch khoảng 15 tấn, giá bán cho công ty khoảng 115.000 đồng/kg giống Ri6 và 135.000 đồng giống Musang King. Từ đó, đem lại doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/năm cho anh.

Bà Nguyễn Thị Thanh (thị trấn Chư Prông, tỉnh Gia Lai) cũng thu hàng tỷ đồng từ 4ha sầu riêng. Bà Thanh chia sẻ, bản thân vốn là người Hà Nam nhưng do kinh tế khó khăn nên năm 1991, vợ chồng bà quyết định chuyển vào xã Tà Nung (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) sinh sống, lập nghiệp. 

Năm 2004, vợ chồng bà lại chuyển đến thị trấn Chư Prông trồng cà phê. Đến năm 2016, do vườn cà phê già cỗi cho năng suất hạn chế, vợ chồng bà quyết định phá bỏ để trồng sầu riêng Thái.

Chỉ đến năm 2020, gia đình bà Thanh đã trồng được tổng cộng 300 cây sầu riêng.

Chỉ đến năm 2020, gia đình bà Thanh đã trồng được tổng cộng 300 cây sầu riêng.

Để vườn cây phát triển tốt và cho năng suất cao, bà Thanh rất chịu khó tham gia vào các lớp tập huấn và thường xuyên lên mạng học hỏi thêm. Theo kinh nghiệm của bà, khi sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh phải chú trọng công tác bón phân, tưới nước đúng liều lượng và thời điểm. Ở giai đoạn cây ra hoa, đậu quả cần chú ý theo dõi, bón 3-4 đợt phân hữu cơ cây mới đủ dinh dưỡng, cho tỷ lệ đậu quả cao.

Chỉ đến năm 2020, gia đình bà Thanh đã trồng được tổng cộng 300 cây sầu riêng. Riêng năm 2023, chỉ mới có 200 cây sầu riêng cho thu hoạch nhưng gia đình bà đã thu về gần 30 tấn quả. Với giá bán trung bình 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình bà lãi gần 1,5 tỷ đồng. Điều này khiến bà Thanh vô cùng phấn khởi.

Sau đó, bà còn tham gia liên kết với hợp tác xã khu vực để được hướng dẫn chăm sóc theo hướng VietGAP nhằm tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.

Sau một thời gian nỗ lực sản xuất, anh Nguyễn Thành Phát (Hậu Giang) cũng có trong tay hơn 1,4 ha với khoảng 200 cây sầu riêng Musang King 6, 7 năm tuổi. Vườn sầu riêng của anh Phát hầu như năm nào cũng ra chi chít quả. Quả nào quả nấy xanh mướt, bổ ra múi đầy đặn, hương thơm ngào ngạt rất hấp dẫn.

Để làm được như vậy, anh Phát rất chịu khó tìm tòi kiến thức, kỹ thuật trồng sầu riêng. Bên cạnh việc nghiên cứu qua sách báo, anh còn tìm đến các mô hình canh tác hiệu quả trong và ngoài tỉnh để học hỏi.

Vườn sầu riêng của gia đình anh Nguyễn Thành Phát.

Vườn sầu riêng của gia đình anh Nguyễn Thành Phát. 

Mỗi năm, gia đình anh Phát ước tính sản lượng thu hoạch sầu riêng khoảng 20 tấn. Với giá sầu riêng Musang King trung bình hiện tại 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh vẫn còn lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ về bí quyết thành công, anh Phát nhấn mạnh: “Để cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, cho sản lượng cao, mình phải nắm vững kiến thức, các kỹ thuật canh tác từ bón phân, tưới tiêu, thụ phấn, tỉa cành đến phòng trừ các loại sâu bệnh. Có như vậy, cây mới phát triển tốt giúp cho người nông dân đi đến thành công được”.

Nghề lạ ở Việt Nam: Chàng dược sĩ bỏ việc về quê nuôi loài tí hon, cho ăn thứ rẻ rề nhưng thu nhập tiền triệu
Đặc điểm của loài này là dễ nuôi, ít bệnh mà người nuôi không cần chăm sóc cầu kỳ vẫn mang lại giá trị kinh tế cao. Dế thành phẩm có thể bán làm đặc...

Nghề lạ

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ