Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài bé tí không cần cho ăn, thứ thu được là đặc sản quý, 9X thu lãi 500 triệu/năm

H.A - Ngày 13/02/2023 06:00 AM (GMT+7)

Nuôi ong dú lấy mật, không cần cho ăn, không phải chăm sóc, chàng nông dân 9X làm giàu đơn giản đến… ngỡ ngàng.

Ong dú với tên gọi chung bằng tiếng anh là stingless bee, còn gọi là ong rú, ong không ngòi đốt và một số tên gọi khác theo địa phương là loài ong lấy mật. So với các giống ong mật khác như ong ruồi, ong khoái, ong mật, ong dú có kích cỡ nhỏ hơn, tính hiền, không đốt, không gây nguy hiểm cho người nuôi. Chúng có tập tính sống theo quần thể xã hội có tổ chức, có ong chúa và có khả năng dự trữ mật ong với số lượng lớn.

Ong dú là loài ong hiền, không đốt, không gây nguy hiểm cho người nuôi

Ong dú là loài ong hiền, không đốt, không gây nguy hiểm cho người nuôi

Trước đó, ong dú có rất nhiều trong tự nhiên, thường làm tổ trong bọng cây, tre… tổ lớn nhất có kích cỡ khoảng 20–25 cm x 30–40 cm, với số lượng mật thu được khoảng 0,4-0,7 lít/tổ. Sau này, nghề nuôi ong dú đã xuất hiện ở nhiều địa phương nhưng hình thức nuôi còn rất thô sơ, hiệu quả kém, dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu và chưa lan tỏa được giá trị đến với cộng đồng. Khi mới bắt ong tự nhiên về thuần hóa, mất 1,2 tháng để ở định. Ong dễ bay đi, khó đậu tổ và làm mật, số lượng ong trong tự nhiên vốn cũng không nhiều, nên khá khó để “gây dựng" đàn ong.

Thế nhưng anh nông dân Huỳnh Bá Tịch (Lâm Đồng) đã khởi nghiệp thành công trở thành “ông chủ lớn" nhờ nghề nuôi ong dú. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học Nông Lâm (TP.HCM), anh Tịch quay trở về quê nhà, tìm hiểu các mô hình để làm giàu nhờ ngành nông nghiệp ngay trên chính mảnh đất của quê hương. Anh Tịch cho biết, từ khi đi học anh đã có đam mê tìm hiểu về các loài ong. Trong một lần tình cờ, anh phát hiện trong khu vườn nhà có một tổ ong rất lạ, lượng mật thu về khá nhiều và đậm đặc. Lúc đó, anh chưa biết đó là loại ong gì nhưng nếm thử mật của loại ong thấy vị rất thơm ngon.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài bé tí không cần cho ăn, thứ thu được là đặc sản quý, 9X thu lãi 500 triệu/năm - 2

Mô hình nuôi ong dú đơn giản.

Mô hình nuôi ong dú đơn giản.

Sau khi “Google" tìm hiểu, biết được đây là ong dú với rất nhiều đặc điểm thú vị và mật ong dú có tiềm năng để phát triển thành sản phẩm thương mại, anh đã quyết định dồn hết tâm sức nuôi ong dú, một loại ong rừng tự nhiên, tự sinh trưởng và làm mật. Tích cóp những kiến thức đã được học, kết hợp nghiên cứu tài liệu tham khảo từ nước ngoài, sau nhiều lần thử nghiệm nắm bắt được quá trình sinh trưởng của ong dú, anh tiến hành nhân đàn nuôi trong nhà với diện tích nuôi khoảng 30m2, xung quanh nhà là vườn cây trái và hoa cỏ dại.

Mô hình nuôi ong dú rất đơn giản, anh Tịch đóng các thùng gỗ thông nhỏ chia thành ba tầng để ong sinh sản, dự trữ keo ong, mật ong và phấn ong, riêng tầng đáy đục một lỗ nhỏ gắn ống nhựa dẻo thông qua tường nhà để ong ra, vào. Ong thợ ban ngày đi kiếm ăn, ban đêm bay về tổ làm mật. Ong chúa sẽ đẻ trứng và nuôi trứng. Từ khi ong dú chúa đẻ trứng đến khi phát triển thành ong trưởng thành khoảng 50 ngày. Không gian trang trại rất thoáng mát, nhiệt độ ổn định, anh Tịch cũng chú ý bảo vệ tổ ong khỏi các loại thằn lằn và chim.

Hiện tại, với diện tích 30m2, anh Tịch nuôi 400-700 đàn ong. Trung bình, một đàn ong dú mỗi năm cho thu hoạch mật hai lần với khoảng 2 lít mật tự nhiên và nguyên chất (do ong dú chỉ nuôi tự nhiên, hút nhuỵ hoa mà không cho ăn đường…). Còn về nhân giống, mỗi tổ ong 1 tháng có thể nhân đàn một lần, mỗi đàn sẽ “bầu” ra ong chúa mới và sinh sôi nảy nở rất nhanh, cho mật sau 3-6 tháng. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài bé tí không cần cho ăn, thứ thu được là đặc sản quý, 9X thu lãi 500 triệu/năm - 4

Sau khi xuất bán mật ong thành phẩm ra thị trường, anh Tịch nhận về nhiều lời khen loại mật này vị ngọt, thanh và hơi chua, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn các loại mật ong khác nên được nhiều người tìm mua. Kết hợp việc bán mật, bán thùng giống ong, phấn ong, keo ong thô cho doanh thu trên 960 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, anh còn lãi trên 770 triệu đồng. Do nuôi ong dú không cần cho ăn, không tốn nhiều công chăm sóc nên hiệu quả kinh tế rất cao, chi phí đầu tư ban đầu lại không quá đắt đỏ.

Tại Ninh Thuận, anh Nguyễn Hữu Trực cũng là một nông dân 9X khởi nghiệp với mô hình nuôi ong dú và thành công vang dội. Vốn là một nhân viên ngân hàng với mức lương ổn định, anh quyết định nghỉ việc nhiều người mơ ước để theo đuổi kế hoạch của riêng mình trên mảnh đất quê hương, đó là “Du lịch, bảo tồn và phát triển ong dú tự nhiên” theo hướng tự nuôi ong lấy mật tại nhà thuận tự nhiên.

Hiện tại, trại ong dú của anh sở hữu gần 700 đàn ong, mỗi tháng anh dành ra 6 ngày để chăm sóc chúng. Đàn ong dú rất ít bệnh tật, không cần chăm sóc và cho ăn mà vẫn thu được mật đều đều. Với chi phí thấp, lợi nhuận cao so với các mô hình chăn nuôi khác lại dễ vận chuyển, mô hình nuôi ong dú của anh dần được nhiều người biết đến, tìm hiểu và đầu tư.

Nuôi ong dú kết hợp làm trang trại của anh Trực.

Nuôi ong dú kết hợp làm trang trại của anh Trực.

Nhờ việc bán mật ong và đàn ong dú giống mà anh Trực thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm. Anh còn kết hợp làm vườn, làm trang trại kết hợp du lịch tại địa phương, với mong muốn nhân rộng mô hình, giới thiệu nhiều người biết đến loại ong quý hiếm này và đưa con ong dú Việt Nam đến nhiều người biết hơn nữa và vang xa ra tầm thế giới.

Chiếc bồn rửa mặt độc lạ giữa trời ở Hà Nội, CĐM khen Sáng ra đánh răng ngắm cả phố: Chủ nhân tiết lộ bất ngờ
Dân mạng gọi đây là chiếc bồn rửa mặt triệu view vì nó nằm ở vị trí đặc biệt, được gắn trên cục nóng điều hòa tại căn nhà ở phố Minh Khai (Hà Nội).

Cư dân mạng

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ