Người dân tranh thủ đi chùa sau giờ làm, đội mưa dâng hoa, lễ vật để cầu tài lộc, bình an dịp Rằm tháng Giêng

Tấn Phước - Ngày 11/02/2025 20:40 PM (GMT+7)

Tuy các ngôi chùa ở TP.HCM tấp nập người ra vào trong ngày cúng Rằm tháng Giêng, song không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, tất cả đều giữ trật tự, xếp hàng để vào chánh điện cầu bình an, tài lộc.

Theo quan niệm dân gian "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, với người Việt, những thời khắc đầu tiên trong năm rất quan trọng, đó là ngày mùng 1 tháng Giêng - Tết Nguyên đán và ngày Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu. Người xưa tin rằng đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới sẽ hội tụ linh khí mạnh nhất, là thời điểm linh thiêng để cầu như ý, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong cả năm. Do đó, người dân ở TP.HCM tranh thủ sau giờ tan tầm, ghé các ngôi chùa, đền, miếu để cầu an, cầu lộc cho cả gia đình. 

Xưa nay người dân Việt rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng Giêng, đây thời điểm nhiều người xuống phố, ghé thăm các nơi thờ tự để chiêm bái, dâng lễ.

Xưa nay người dân Việt rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng Giêng, đây thời điểm nhiều người xuống phố, ghé thăm các nơi thờ tự để chiêm bái, dâng lễ.

Theo ghi nhận tại chùa Ngọc Hoàng (Quận 1, TP.HCM) người dân ra vào tấp nập. Tuy có khá đông khách đến tham quan, cầu may mắn, tài lộc nhưng với sự chuẩn bị của ban quản lý chùa, bố trí nhân viên hướng dẫn, phân luồng lối di chuyển nên không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. 

Là 1 trong 4 ngày trăng tròn quan trọng nhất trong năm, người dân không chỉ mua nhang, đèn mà còn chuẩn bị trái cây, mâm cúng để dâng lên thần linh. Anh Tuấn Ngọc (ngụ Quận 5) cho biết đã cố gắng sắp xếp công việc, để rời khỏi công ty vào lúc 5h và ghé thắp hương tại chùa Ngọc Hoàng. “Hằng năm, tôi và những người thân đều ghé chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, vạn sự hanh thông. Do tính chất công việc nên tôi phải tranh thủ, sắp xếp công việc cá nhân để đến cúng bái. Nếu đi đúng vào ngày rằng 15 âm lịch thì sẽ đông nên tôi cùng gia đình đi trước 1 ngày. Gia đình có chuẩn bị trái cây để cúng cho chùa, sau đó phần này được các sư chia cho người dân ăn lấy lộc” - anh Ngọc chia sẻ.

Do chỉ mở cửa đến 18h nên nhiều người dân tranh thủ sắp xếp thời gian, đến chùa Ngọc Hoàng cầu an, cầu lộc, cầu duyên...

Do chỉ mở cửa đến 18h nên nhiều người dân tranh thủ sắp xếp thời gian, đến chùa Ngọc Hoàng cầu an, cầu lộc, cầu duyên...

Từ phía cổng bước vào, chùa Ngọc Hoàng mang lại cảm giác bình yên giữa lòng thành phố đông đúc. Không chỉ người lớn tuổi, các gia đình đông thành viên mà nhiều bạn trẻ cũng đến chùa Ngọc Hoàng thắp hương, cầu bình an. Bên cạnh đó, ngôi chùa hơn 100 năm tuổi này còn lại địa điểm cầu duyên được nhiều người truyền tai nhau là linh nghiệm, dễ gặp ý trung nhân. Do đó, chùa Ngọc Hoàng thu hút lượng lớn khách tham quan, cúng bái. 

Phía bên ngoài, chùa bố trí các quầy bán vật phẩm tâm linh như vòng tay, túi bình an, túi tài lộc, tiền xu may mắn, móc khóa… được đông đảo người dân ủng hộ. Theo quan sát, mức giá của các vật phẩm ở đây phù hợp với hầu bao của nhiều người, dao động từ 20.000 - 200.000 đồng. 

Các vật phẩm tâm linh thu hút sự chú ý của khách tham quan.

Các vật phẩm tâm linh thu hút sự chú ý của khách tham quan.

Du khách Tây cũng ghé thăm chùa Ngọc Hoàng trong ngày Rằm tháng Giêng - khoảng thời gian rất ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của người Việt.

Du khách Tây cũng ghé thăm chùa Ngọc Hoàng trong ngày Rằm tháng Giêng - khoảng thời gian rất ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của người Việt.

Còn tại chùa Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP.HCM) cũng thu hút đông đảo bà con đến chiêm bái, cầu an. Từ 16h30, nhiều người đổ về chùa vừa tham quan, vừa thực hiện các nghi thức cúng rằm tháng Giêng. 

Tuy đoạn đường di chuyển gặp nhiều khó khăn vì giờ cao điểm nhưng chị Thanh Hoàng ( ngụ quận Gò Vấp) vẫn không ngại đường xa, dành thời gian đến với chùa. “Bên cạnh việc mua nhang, đèn gửi cho chùa, năm nay, tôi còn chuẩn bị hoa và trái cây, cầu mong cho năm mới suôn sẻ, nhiều sức khỏe” - chị Hoàng tâm sự. 

Bên cạnh dâng hương, hoa, trái cây, người dân còn chọn cách phóng sinh với mong muốn xóa bỏ những điều xui xẻo, cầu mong sự may mắn cho cả gia đình.

Bên cạnh dâng hương, hoa, trái cây, người dân còn chọn cách phóng sinh với mong muốn xóa bỏ những điều xui xẻo, cầu mong sự may mắn cho cả gia đình.

Sau 17h, TP.HCM bất ngờ có cơn mưa bất chợt, do không quá nặng hạt nên người dân vẫn đứng trong khuôn viên, thực hiện nghi thức chiêm bái.

Sau 17h, TP.HCM bất ngờ có cơn mưa bất chợt, do không quá nặng hạt nên người dân vẫn đứng trong khuôn viên, thực hiện nghi thức chiêm bái. 

Nhiều người đi chùa ngày Rằm tháng Giêng đều mong muốn sẽ có được những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Có người cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, có người chỉ cầu bình an và sức khỏe cho gia đình.

Nhiều người đi chùa ngày Rằm tháng Giêng đều mong muốn sẽ có được những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Có người cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, có người chỉ cầu bình an và sức khỏe cho gia đình.

Càng về tối, lượng người đến chùa ngày một đông, nhà chùa phải tăng cường lực lượng bảo vệ, nhân viên, đồng thời treo bảng khuyến cáo người dân, du khách tuân thủ quy định, giữ gìn tư trang cá nhân. 

Với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt“, người Việt tin rằng nếu đi lễ chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành. Không chỉ là dịp để cầu an, rằm tháng Giêng còn thể hiện nét đẹp truyền thống trong đời sống tâm linh của người Việt.

Người dân Hà Nội sắm đủ mọi mặt hàng cho Rằm tháng Giêng, gà cánh tiên vẫn đắt nhất chợ, giá hoa quả tăng mạnh
Ngày Rằm tháng Giêng cận kề, người dân Hà Nội nô nức mua sắm đồ cúng lễ. Đầy đủ mọi mặt hàng được bày bán khắp các khu chợ với mức giá tăng cao, xấp...

Rằm tháng Giêng

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]11/02/2025 19:34 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Rằm tháng Giêng