“Người ta nghĩ ông ấy đổi đời thật rồi vì ở xứ này hồi đó làm gì có ai có tiền tỉ. Thậm chí họ còn cho rằng ông có thể mua cả chục hecta đất rồi xây nhà lớn. Vậy mà ông dành hết tài sản làm việc thiện, bỏ cả tỷ xây cầu cho người dân đi lại được thuận tiện", bà Năm nói.
Cuộc đời bi ai của người đàn ông miền Tây
Ông Huỳnh Văn Khải (SN 1964, Long An) mồ côi mẹ, sống cùng người cha nghèo và chị gái xinh đẹp. Song chị gái ông đoản mệnh, ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, chị đã nắm chặt đôi bàn tay ông để gửi gắm em thay mình nuôi dạy đứa con mới chào đời.
Khi ấy, ông Khải mới ngoài 20 tuổi và có ý trung nhân. Cặp đôi chỉ đợi đến ngày đẹp tháng tốt sẽ nên duyên trăm năm. Nhưng khi ông ôm cháu ngoại về nhà chăm sóc, cô gái này không đủ can đảm đi cùng ông đến phía cuối con đường. Từ đó ông quyết tâm dành hết tình cảm cho cháu, không màng chuyện trăm năm của bản thân.
Cháu ngoại mười tuổi, họ hàng khuyên ông Khải cũng nên nghĩ tới mình, tìm lấy một cô gái hiền lành tốt tính cưới làm vợ. Thậm chí cha ông cũng thúc giục nhưng ông gạt đi bảo để tính sau, đợi cháu trai trưởng thành mới yên tâm kết hôn.
“Để có tiền nuôi cháu và cha, ông Khải làm đủ thứ nghề như phụ hồ, cửu vạn đến mức cái lưng gù xuống. Đổi lại thằng Tùng cháu ông ấy ngoan ngoãn, thi đỗ đại học rồi tốt nghiệp, có công ăn việc làm ổn định. Ông mừng lắm, sau bao năm tháng cực khổ và nếm đủ trái đắng đã có thể hái quả ngọt”, bà Năm – hàng xóm của gia đình ông Khải từng chia sẻ.
Ông Khải đã trúng giải độc đắc trị giá 1.5 tỷ đồng.
Cũng theo người phụ nữ này, Tùng đi làm được một năm thì đưa bạn gái về xin cưới. Ông Khải vỡ oà hạnh phúc vì đã giữ trọn lời hứa với người chị gái quá cố. Lúc này ông nghĩ bản thân phải thật cố gắng để cháu được như con người ta, có một đám cưới tươm tất. Ông quyết định bán nửa mảnh đất đang ở, vay mượn thêm tiền để xây cho Tùng một căn nhà nhỏ, ra ở riêng, không phải nặng gánh về cậu và ông ngoại.
“Hồi đó ông ấy bảo đời người có 2 việc lớn: lo cho cha già và cháu ngoại. Giờ ông ý chỉ còn người cha nên sẽ làm tròn đạo hiếu của một người con. Song số phận thật nghiệt ngã, thằng Tùng lấy vợ được 3 tháng thì bị tai nạn giao thông tử vong. Ông ấy ngục gã, chẳng thế gượng dậy nổi”, bà Năm xót xa.
Tùng qua đời khi hai vợ chồng chưa vướng bận con cái nên ông Khải động viên cháu dâu đi thêm bước nữa. Mãn tang cháu trai, ông đã đứng ra tổ chức cưới hỏi cho cháu dâu. “Ở xã này chỉ có ông Khải mới làm thế được, chứ chúng tôi không thể có tấm lòng cao cả như vậy.
Một vài người nói ông ấy gàn dở nhưng ông ấy đã nói lên suy nghĩ của chính mình. Ông quan niệm, dù là con cháu trong nhà một ngày cũng nên nghĩa. Ông luôn coi vợ thằng Tùng là cháu ruột, không muốn con bé dang dở cả cuộc đời vì những chuyện không ai muốn. Thật sự xúc động”, người phụ nữ ngoại thất tuần tâm sự.
Cháu trai qua đời khiến cha ông Khải đau buồn sinh bệnh, thổ huyết nhiều. Ông vội đưa đấng sinh thành đến bệnh viện mới biết cha bị ung thu phổi, thời gian còn lại chẳng là bao. Lúc này ông Khải đau đớn đến tột cùng, muốn buông bỏ tất cả. Song ông thương cha già đành gắng gượng.
Để có tiền chữa bệnh cho cha, ông Khải đã bán mảnh đất và ngôi nhà đang ở. Sau đó, hai cha con dìu dắt nhau ra mảnh đất ven đường làng dựng căn lều tá túc. Cuối năm 2010, cha ông qua đời, bỏ mặc ông trên cõi đời này.
Trúng số độc đắc liền làm từ thiện
Số tiền 70 triệu đồng ông Khải bán nhà đến lúc cha ông mất vẫn còn dư lại 3 triệu đồng. Vì thế ngày nào ông cũng mua vé số ủng hộ người hàng xóm nghèo mạt. Sáng đó ông đã mua 27 tờ vé rồi chiều tiếp tục mua thêm một tấm nữa của đài Đồng Tháp với hi vọng trúng chút tiền mua mảnh đất dựng nhà.
Mảnh đất ông Khải định xây nhà.
Ngờ đâu tờ vé mua hồi chiều đã ăn giải độc đắc với số tiền lên đến 1.5 tỷ đồng. “Người ta nghĩ ông ấy đổi đời thật rồi vì ở xứ này hồi đó làm gì có ai nắm trong tay tiền tỉ cơ chứ. Thậm chí họ còn cho rằng ông có thể mua cả chục hecta đất rồi xây nhà lớn. Vậy mà ông dành hết tài sản làm việc thiện, bỏ cả tỷ xây cầu cho người dân đi lại được thuận tiện. Chỉ đến số tiền tiêu gần hết, ông mới nghĩ đến bản thân”, bà Năm chia sẻ.
Năm 2012, ông Khải mua miếng đất nhỏ trị giá hơn 40 triệu đồng, định dựng tạm căn nhà. Ngờ đâu người chủ xấu bụng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông để bán mảnh đất nông nghiệp, không giấy tờ chứng nhận. Ông đã bật khóc vì bao tủi hờn trong mười mấy năm qua. Sau đó ông quyết định bỏ xứ đi biệt khiến người dân trong ấp buồn bã và xót xa vô cùng.