Sáng tạo giảm nhựa "đỉnh nhất": Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà

Ngày 07/05/2020 13:30 PM (GMT+7)

Rác thải nhựa đang là một trong những vấn nạn đau đầu nhất thế giới, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của nhân loại. Đứng trước tình hình đó, rất nhiều địa phương đã sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ích vừa giúp giảm thiểu rác nhựa.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 1

Xem thêm clip: Người dân Philippines dùng chai nhựa để tạo ra ánh sáng.

Ngôi làng làm từ chai nhựa đầu tiên trên thế giới

Nếu mọi người thường sử dụng chai nhựa xong bỏ đi thì tại Panama, một nhóm người đã quyết định biến nó thành thứ độc nhất vô nhị trên thế giới. Đó là một ngôi làng được làm hoàn toàn bằng chai nhựa trên đảo Bocas del Toro, Panama, được xây dựng bởi ông Robert Bezeau cùng nhóm của mình. Không phải chỉ là mô hình hay vài ngôi nhà nhỏ, ngôi làng này nằm trên một khu đất rộng 33,6 ha nằm giữa một khu rừng nhiệt đới.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 2

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 3

Ngôi "làng chai nhựa" (Plastic Bottle Village) này có khoảng 120 ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng chai nhựa, với khoảng 1,7 triệu chai, tất cả đều được thu gom từ trong nước. Chai nhựa được gắn vào trong các bức tường bê tông hoặc những cột sắt thép mà không cần trát bê tông bên ngoài để giữ được ánh sáng tự nhiên. Những bức tường có cốt bằng chai nhựa không chỉ vững chắc mà còn giảm nhiệt độ trong nhà cực tốt, rất phù hợp với khi hậu nóng nực tại Panama.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 4

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 5

“Việc tái sử dụng những vật liệu cơ bản này cho phép Làng chai nhựa xây dựng nhà trong một thời gian ngắn và tiết kiệm rất lớn chi phí xây dựng so với các vật liệu truyền thống được sử dụng tại địa phương. Chúng ta sẽ sống trong những ngôi nhà làm từ những thứ mà chúng ta đã dùng và vứt đi, sử dụng vật liệu này để xây những ngôi nhà hiện đại, thanh lịch và chất lượng”, ông Robert Bezeau cho biết. 

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 6

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 7

Không chỉ độc đáo, những ngôi nhà làm từ chai nhựa còn giữ được ánh sáng tự nhiên, ngoài ra nhiều người dân còn trồng cây leo lên tường để làm cảnh. Quan trọng nhất, đây là dự án giúp bảo vệ thiên nhiên trước nạn xả rác nhựa đang diễn ra trên toàn thế giới.

"Lít ánh sáng": Dùng chai nhựa tạo ra đèn mà không cần điện

Khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới đang sống mà không có điện, trong khi số lượng chai nhựa bị xả ra thiên nhiên mỗi ngày lại không thể đếm xuể. Đó chính là lý do cho sự ra đời của sáng tạo "Lít ánh sáng", chỉ với một chai nhựa và vài dụng cụ đơn giản khác đã có thể "đánh cắp mặt trời", giúp người dân có đèn chiếu sáng mà không cần điện.

Dự án này có tên "Liter of Light" (tạm dịch: "Lít ánh sáng"), được thành lập bởi tổ chức phi lợi nhuận MyShelter Foundation tại Philippines. Họ đã thu gom các chai nhựa cũ, sau đó dùng nước, chất tẩy trắng và tận dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng bên trong nhà.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 8

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 9

"Lít ánh sáng" tuân thủ theo nguyên tắc khúc xạ ánh sáng trong vật lý. Khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau (cụ thể ở đây là nước), ánh sáng sẽ đổi hướng. Nhờ đó, người ta đã đục một lỗ trên trần nhà, vừa đủ để nhét một chai nhựa vào, một nửa chai nằm ở trên mái, một nửa nằm ở dưới. Những chai nhựa này đã được đổ đầy nước có pha chất tẩy trắng.

Nếu trần nhà chỉ có một lỗ hổng, ánh sáng mặt trời sẽ đi vào theo chiều thẳng đứng. Nhưng nếu đó là một chai nước, ánh sáng sẽ bị khúc xạ và tỏa sáng theo nhiều chiều, tạo ra ánh sáng tương đối. Nhờ đó, người dân đã thành công "đánh cắp mặt trời" với chi phí vô cùng rẻ, cách làm dễ dàng mà còn tái chế được chai nhựa.

Tuy nhiên, cách này có một nhược điểm là chỉ sử dụng được khi mặt trời chiếu sáng. Do đó, họ đã khắc phục bằng cách lắp vào miệng chai nhựa một ống nghiệm chứa bóng đèn LED được nối với một miếng bản năng lượng mặt trời mini. Nhờ đó, những chai nhựa vẫn có thể khúc xạ ánh sáng vào ban ngày và trở thành một chiếc đèn năng lượng mặt trời vào ban đêm. 

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 10

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 11

Kể từ khi thành lập vào năm 2012 và chỉ hoạt động tại Philippines, cho đến nay, "Lít ánh sáng" đã cung cấp ánh sáng cho hơn 353.000 hộ gia đình tại 15 đất nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Colombia, Hà Lan, Thụy Sĩ, Italia, Pakistan, Ai Cập, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Bangladesh, Mexico, Brazil, Dominica và Nicaragoa. Công nghệ này đã được Liên Hợp Quốc công nhận và áp dụng trong một số trại tị nạn. Trong thời gian tới, tổ chức MyShelter Foundation hy vọng có thể đem "lít ánh sáng" tới nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Sáng tạo trên không chỉ giúp người nghèo có đèn mà không cần điện, mà còn giúp giảm thiểu rác nhựa, tái chế nó thành vật dụng hữu ích cho cuộc sống.

Túi giống hệt nilon nhưng hòa nước uống được

Một chiếc túi nilon phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn được. Do đó, việc xả rác nhựa bừa bãi ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thiên nhiên, tác động cả gián tiếp và trực tiếp tới cuộc sống của con người. Vậy sẽ ra sao nếu người ta sáng tạo ra chiếc túi nilon có thể phân hủy trong tích tắc?

Đó chính là ý tưởng của công ty Avani tại Indonesia. Họ đã sản xuất một chiếc túi đặc biệt có tên Eco Bag với hy vọng có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc chiến giảm nhựa trên thế giới.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 12

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 13

Eco Bag không được sản xuất từ nhựa mà được làm từ 100% thành phần tự nhiên, chủ yếu là rễ củ sắn, một loại thực vật rất phổ biến tại Indonesia. Chính vì thế, nó rất dễ phân hủy trong đất, nước hoặc tự nhiên. Theo công ty Avani, Eco Bag chỉ mất từ 3-6 tháng để phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. Điều đó có nghĩa là nó hoàn toàn vô hại với thực vật và động vật, kể cả khi nuốt phải. Nếu sinh vật biển vô tình nuốt phải loại túi này, nó thậm chí còn trở nên... bổ dưỡng. 

Đặc biệt, Eco Bag có thể phân hủy hoàn toàn trong nước ấm chỉ trong vài phút. Người đại diện công ty Avani đã trực tiếp làm thí nghiệm hòa tan chiếc túi trong nước ấm, sau đó uống luôn cốc nước để chứng minh chiếc túi không hề gây hại cho con người và môi trường.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 14

Bề ngoài, Eco Bag trông giống hệt một chiếc túi nhựa thông thường và giá thành gần như không cao hơn túi nilon thông thường là mấy. Công ty Avani hiện đang cố gắng mở rộng sản xuất, ứng dụng thêm công nghệ để phát triển ý tưởng này tới thế giới.

Đổi nhựa lấy thức ăn và học phí

Đói nghèo và rác nhựa là 2 vấn nạn kinh hoàng tại Ấn Độ. Hơn một nửa trong số 1,3 tỷ dân Ấn Độ đang sống trong tình trạng thiếu thốn thức ăn. Theo Chỉ số nghèo đói toàn cầu năm 2018 (Global Hunger Index), Ấn Độ được xếp vào mức độ nghèo "nghiêm trọng". Trong khi đó, rác thải mà người dân nước này xả ra mỗi ngày cũng khổng lồ không kém. Núi rác Ghazipur ở phía đông thủ đô New Delhi đã chất cao như núi nhưng vẫn phải nhận hàng tấn rác đổ về mỗi ngày.

Để cùng lúc giải quyết 2 vấn nạn này, một số địa phương tại Ấn Độ đã nghĩ ra cách đổi rác nhựa lấy đồ ăn, tiêu biểu như thành phố Ambikapur, thuộc bang Chhattisgarh. Những quán Cafe Rác (Garbage Cafe) đã được mở ra để người dân đổi rác nhựa lấy đồ ăn. 

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 15

1 kg rác nhựa sẽ được đổi lấy một suất ăn trưa và nửa kg rác nhựa cho một suất ăn sáng. 1 kg rác nhựa có thể đổi lấy một bữa ăn bao gồm cơm cà ri, đậu hoặc bánh mì và bánh papadum. Đây được coi là bữa cơm xa xỉ với rất nhiều người dân nước này.

Rác nhựa thu thập được sẽ được gửi tới một nhà máy tái chế, biến nó thành hạt nhựa nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho việc làm đường. Hơn 34.000 km đường nhựa, chủ yếu là ở khu vực nông thôn, đã được xây dựng lên nhờ cách này. Sau một thời gian, thành phố Ambikapur đã trở thành thành phố sạch nhất Ấn Độ, vượt xa những thành phố lớn như Delhi hay Bombay.

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 16

Sáng tạo giảm nhựa amp;#34;đỉnh nhấtamp;#34;: Cả ngôi làng dùng chai nhựa thay bê tông cốt thép khi xây nhà - 17

Bên cạnh đó, một trường tiểu học ở bang Assam, Ấn Độ, cũng nghĩ ra cách đổi rác nhựa lấy học phí. Học sinh được khuyến khích mang rác nhựa tới trường mỗi ngày và sẽ được miễn học phí. Những rác nhựa này sau đó sẽ được tái chế thành đồ chơi, đồ dùng học tập hoặc làm vật liệu xây dựng bồn cây trong trường.

Những hình ảnh khủng khiếp tố cáo con người đang tàn phá thiên nhiên đến mức nào
Thiên nhiên đã, đang và sẽ còn bị con người phá hoại một cách vô cùng tàn nhẫn chỉ vì lợi ích của các cá nhân và tổ chức. Cuộc chiến bảo vệ thiên...
Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva giảm nhựa