Sự thật bất ngờ về những món ăn đắt tiền trong nhà hàng ở Anh, ai biết cũng "ngã ngửa"

Ngày 28/05/2020 13:30 PM (GMT+7)

Với những món ăn hảo hạng, đắt đỏ, khách hàng phải chi trả 1 khoản tiền không hề nhỏ để được thưởng thức. Nó khiến họ hài lòng và cảm thấy phấn khích. Thế nhưng đằng sau những gì tươi ngon được bày trên đĩa, đôi khi sự thật lại không giống những gì bạn nhìn thấy.

Những nhà hàng sang trọng với các món ăn hấp dẫn, nguyên liệu đắt đỏ luôn thu hút những thực khách. Vì niềm đam mê với ẩm thực, nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn cho những món ăn hảo hạng. Nhưng đôi khi cũng chính vì bài toán kinh tế mà nhiều nhà hàng đã có những “chiêu” đánh lừa.

Joanna Blythman, một nhà báo điều tra đồng thời cũng là 1 cây bút chuyên về ẩm thực nổi tiếng tại Anh đã có những chia sẻ đáng kinh ngạc về ngành công nghiệp thực phẩm. Với việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nhà hàng trong 30 năm, chia sẻ của Joanna về sự thật đằng sau những món ăn đắt tiền trong nhà hàng khiến nhiều người bất ngờ:

Đánh tráo nguyên liệu đắt tiền

Đây là một trong những vấn nạn phổ biến nhất trong ngành công nghiệp ẩm thực. Theo giáo sư Chris Elliot - người từng đầu cơ quan quản lý gian lận thực phẩm Anh - chia sẻ: Điều này là rất phổ biến trong dịch vụ ăn uống vì thiếu sự kiểm soát và để tiết kiệm ngân sách cho nhà hàng.

Thông thường, những món ăn đắt tiền sẽ được sử dụng nguyên liệu khác để thay thế ví dụ như thịt cừu đắt hơn sẽ được “đánh tráo” bằng thịt bò hoặc Cá, hải sản. Đặc biệt những loại đắt tiền như tôm, cua cỡ lớn, sò điệp là những món dễ dàng bị đổi sang một nguyên liệu khác và chế biến có hương vị giống như vậy.

Sự thật bất ngờ về những món ăn đắt tiền trong nhà hàng ở Anh, ai biết cũng amp;#34;ngã ngửaamp;#34; - 1

Thông thường, những món ăn đắt tiền sẽ được sử dụng nguyên liệu khác để thay thế (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong một kiểm tra định kỳ của bộ phận tiêu chuẩn thương mại Swansea tại một nhà hàng ở Italia đã phát hiện ra món Aragosta e Gamberoni (một món làm từ tôm hùm và tôm cỡ lớn) trị giá khoảng 14,95 bảng Anh (khoảng 430.000 đồng) là hỗn hợp của tôm hùm, thịt cá trắng và các thành phần khác được chế biến thành giống như thịt tôm hùm tự nhiên. Nhà hàng đã bị phạt 40.000 bảng Anh (khoảng 1,1 tỷ đồng) vì lỗi mô tả món ăn sai lệch thực tế.

Năm 2016, các nhà khoa học sử dụng xét nghiệm ADN để sàng lọc mẫu thịt cá được sử dụng làm sushi bán sẵn ở Anh. Họ phát hiện rằng 10% trong số mẫu thực phẩm đã bị "đánh tráo", không đúng với thành phần được mô tả trên thực đơn. 

Năm 2018, chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Pizza Concord ở Shefffield đã bị phạt 1.000 bảng Anh (khoảng 28,5 triệu đồng). Nhà hàng này bị cáo buộc đã bán bánh mì Kebab "thịt cừu" được làm từ thịt bò rẻ tiền.

Quảng cáo là thực phẩm tươi nhưng lại được chế biến từ nguyên liệu đông lạnh

Thêm một kiểu gian lận nữa tại các nhà hàng chính là việc sử dụng nguyên liệu đông lạnh để chế biến nhưng lại quảng cáo là tươi 100%. Rõ ràng, nếu món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi nguyên sẽ có giá thành đắt hơn rất nhiều. Với ngành công nghiệp thực phẩm sơ chế sẵn, đông lạnh phát triển như hiện nay sẽ rất thuận tiện cho các nhà hàng. Họ sẽ được giao tới tận nhà bếp và những người đầu bếp thậm chí chỉ cần chế biến lại, hâm nóng là đã có một món ăn tươi ngon bày lên bàn và giới thiệu với khách là nguyên liệu tươi 100%. Dĩ nhiên, khách hàng đã phải trả 1 khoản tiền nhiều hơn giá trị thực mà nhà hàng nhập vào rất nhiều.

Sự thật bất ngờ về những món ăn đắt tiền trong nhà hàng ở Anh, ai biết cũng amp;#34;ngã ngửaamp;#34; - 2

Với ngành công nghiệp thực phẩm sơ chế sẵn, đông lạnh phát triển như hiện nay sẽ rất thuận tiện cho các nhà hàng. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận có 14 điều nhà hàng thường nói dối bao gồm cả trứng miễn phí không đúng loại được mô tả, "ngao tươi" nhưng thực ra là hàng đông lạnh, "thịt bò Bowland" là hàng công ty chứ không phải sản phẩm cao cấp từ các trang trại ở Lancashire như mô tả, "nấm tự nhiên" nhưng thực ra là được nuôi cấy.

Cách chế biến lấp liếm nguyên liệu thực

Những món ăn đắt tiền nhưng nếu được chế biến theo kiểu cắt nhỏ, tẩm bột rán, hoặc nêm nếm vô số những gia vị đậm mùi khác thì hãy cẩn thận, rất có thể nguyên liệu chính đắt tiền thực chất lại không hề đảm bảo hoặc thậm chí là không đúng như lời giới thiệu ban đầu. Cách chế biến này sẽ khiến thực khách không thể phát hiện ra được nguyên liệu chính có đúng chuẩn vị không, có tươi ngon hay không do bị pha trộn quá nhiều.

Ví dụ cụ thể, món "Truffle Risotto", thường có giá khoảng 15 bảng Anh (khoảng 430.000 đồng). Khi ăn khách hàng nghĩ mùi thơm quyến rũ của nó là do loại nấm đắt tiền, mất nhiều công sức mới có được tạo ra nhưng thực tế rất nhiều cửa hàng lại cho  dầu nấm truffle tổng hợp, mùi thơm quyến rũ của nó đến từ hương liệu hóa học.

Sự thật bất ngờ về những món ăn đắt tiền trong nhà hàng ở Anh, ai biết cũng amp;#34;ngã ngửaamp;#34; - 3

Những món ăn đắt tiền nhưng nếu được chế biến theo kiểu cắt nhỏ, tẩm bột rán, hoặc nêm nếm vô số những gia vị đậm mùi khác thì hãy cẩn thận, rất có thể nguyên liệu chính đắt tiền thực chất lại không hề đảm bảo (Ảnh minh họa)

Hay món “bắp bò nấu chậm”, thấy vị mềm, thơm khách hàng tin rằng món ăn được nấu từ thịt bò tươi. Nhưng thực tế thì không. Một trong những nhà cung cấp thực phẩm sơ chế sẵn hàng đầu, mô tả món ăn này thực chất được mua từ thực phẩm chế biến sẵn, để đông lạnh, khi khách đặt ăn thì nhà hàng sẽ mang ra, rã đông bằng lo vi sóng sau đó đun sôi lên. Việc này khiến khâu chế biến vừa nhanh, tiết kiệm thời gian, sức lao động và cả kinh tế.

Thực phẩm thuần chay dễ được “gian lận” nhất

Trong ngành dịch vụ ăn uống, thực phẩm thuần chay được xem là cỗ máy in tiền vì lợi nhuận mà nó mang lại. Giá thành của những món ăn này thường rất cao nhưng chi phí chế biến lại rất ít. Sat Brains, một đầu bếp Michelin ở Nottingham chia sẻ lý do từ chối phục vụ món ăn chay vì "Thực phẩm thuần chay là sự gian lận lớn nhất. Các thành phần rất rẻ", Sat Brains nói.

Ví dụ, một phần 'Vegan Cottage Pie' không có gluten được đông lạnh có giá 1,67 bảng Anh. Nhưng với vài lá rau tươi trang trí, các nhà hàng có thể định giá nó ở mức 9,99 bảng Anh.

Những cửa hàng bán đồ mang đi thường không có nguyên liệu chuẩn

Theo báo cáo gian lận thực phẩm năm 2017 từ NFU Mutual cho thấy, 42% người dân cảm thấy rằng, các cửa hàng bán đồ ăn mang đi là kém tin cậy nhất. Nhưng điều tương tự cũng xảy ra ở các cửa hàng hào nhoáng.

Năm 2010, Lancashire Trading Standard đã tiến hành cuộc điều tra sâu rộng nhất về sự gian lận nhà hàng trong lịch sử hiện đại của nước Anh đã ghi nhận, trong số 41 cơ sở được lựa chọn ngẫu nhiên, 32 cửa hàng mắc sai phạm khi mô tả không đúng thực phẩm trên thực đơn.

Măng cụt Việt Nam và măng cụt Thái Lan đang tràn ngập chợ, phân biệt thế nào?
Có giá cao hơn sản phẩm cùng loại trong nước, quả măng cụt có xuất xứ từ Thái Lan đang được rao bán nhộn nhịp trên thị trường.
Lam Giang (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu dùng thông minh