Tin tức 24h: Bài văn miêu tả công việc của mẹ khiến CĐM "giật mình" thon thót

K.T - Ngày 07/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

Có lẽ, người mẹ sau khi đọc xong bài viết này cũng không giấu được niềm xúc động khi đứa con dành thật nhiều tình cảm cho mình.

4 diễn biến

Học sinh lớp 2 miêu tả công việc của mẹ khiến cộng đồng mạng "giật mình" thon thót

Với các học trò tiểu học, môn tập làm văn không chỉ giúp các em trau dồi kỹ năng viết mà còn kích thích tư duy sáng tạo, quan sát... Tuy nhiên, do ở lứa tuổi ngây thơ và trong sáng, nhiều em nhỏ đã sáng tác những áng văn khiến người lớn phải cười ngất.

Chẳng hạn như trường hợp bài làm văn của em học sinh tiểu học dưới đây. Cụ thể, mạng xã hội lan truyền bài làm văn miêu tả công việc của mẹ, ai đọc xong bài văn này cũng phải "há hốc mồm" vì có quá nhiều chi tiết bất ngờ.

Nguyên văn bài làm như sau:

"Mẹ em làm nghề bán hàng ngoài chợ. Thỉnh thoảng em lại ra phụ mẹ bán hàng. Có hôm khách chọn tôm, cá mãi nhưng không mua, mẹ tức quá xắn quần sắn áo cãi tay đôi đánh nhau với khách. Mẹ nói, tao chưa bắt nạt ai thì thôi chứ đừng ai bắt nạt được tao.

Những lúc ấy em thấy mẹ thật là ngầu, như một hiệp sĩ. Trong mắt em, mẹ thật uy quyền và trượng nghĩa. Em rất yêu và nể phục mẹ!".

Tin tức 24h: Bài văn miêu tả công việc của mẹ khiến CĐM amp;#34;giật mìnhamp;#34; thon thót - 1

Dưới sự quan sát tỉ mỉ, bạn học sinh này đã miêu tả hình ảnh người mẹ với công việc bán hàng thường ngày rất sinh động. Cuối câu, học trò nhỏ tiếp tục bày tỏ tình cảm với mẹ: "Em rất yêu và nể phục mẹ". Có lẽ, người mẹ sau khi đọc xong bài viết này cũng không giấu được niềm xúc động khi đứa con dành thật nhiều tình cảm cho mình.

Bài viết này sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Người đọc tỏ ra vô cùng thích thú trước màn tả thực của em học sinh này. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng người mẹ cần chú ý về cách ứng xử của bản thân trong đời sống, bởi mỗi hành vi dù tốt hay xấu của cha mẹ đều trở thành hình mẫu cho các con quan sát và học theo.

Một số bình luận đáng chú ý:

"Đúng là trẻ em không biết nói dối, bài văn tả thực đến độ mình hình dung ra hình ảnh người mẹ 'ghê gớm' như nào rồi đó";

"Nghĩ sao viết vậy, văn phong đúng lứa tuổi, những bài viết như vậy cần được ghi nhận bởi các con đã có công quan sát rất tỉ mỉ";

"Người mẹ nếu đọc được bài văn của con thì cần chú ý mỗi khi hành xử trước mặt trẻ nhé";

"Có lẽ người khó xử nhất ở đây là giáo viên chấm bài mọi người nhỉ".

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-sinh-lop-2-mieu-ta-cong-viec-cua-me-khi...

Hà Nội: Đang xin ý kiến cho phép đón khách vào chùa Hương

Sáng nay (7/2), trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, hiện nay đang xin ý kiến của TP Hà Nội để cho phép mở cửa đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).

“Lễ hội thì không tổ chức nhưng chúng tôi đang xin ý kiến TP Hà Nội cho phép mở cửa đón khách đến tham quan di tích, thắng cảnh chùa Hương. Đây cũng là nhu cầu của không chỉ người dân kinh doanh tại khu này mà còn là nguyện vọng của du khách thập phương”, ông Hiển nói.

Lực lượng chức năng huyện Mỹ Đức đang xin ý kiến của TP Hà Nội cho phép đón khách vào thăm quan di tích Hương Sơn (chùa Hương).

Lực lượng chức năng huyện Mỹ Đức đang xin ý kiến của TP Hà Nội cho phép đón khách vào thăm quan di tích Hương Sơn (chùa Hương).

Ông Nguyễn Bá Hiển cũng cho hay, trong những ngày qua, mặc dù đã được thông báo dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan từ trước đó nhiều ngày những vẫn có du khách đến đây rồi phải quay đầu về.

“Thực hiện nghiêm chỉ đạo của huyện và thành phố nên tất cả du khách đến đây đều không được phép vào tham quan di tích, thắng cảnh Hương Sơn”, ông Hiển nói.

Nói về hiện tượng, bất chấp lệnh cấm, đò vẫn tấp nập chở khách vào Chùa Hương với giá cao, Trưởng ban Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, hiện tượng này là có.

“Một vài trường hợp lợi dụng phương tiện của gia đình mời chào du khách đi vào Thiên Trù. Khi qua chốt kiểm tra thì họ nói là chở người thân vào nhà mình. Về giá cả thì đây là thỏa thuận nên không phải vấn đề lừa đảo, lực lượng an ninh đã nắm bắt được thông tin này”, ông Hiển nói và cho biết thêm, hiện nay thì lực lượng chức năng đã được tăng cường và thực hiện kiểm soát ngay trên suối Yến để tránh hiện tượng đưa đón khách không đúng quy định.

Trước đó, ngày 25/1/2021, UBND huyện Mỹ Đức ra thông báo về việc tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất, có thời gian tổ chức kéo dài nhất tại miền bắc. Lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 tháng từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5/2022 (từ ngày mùng 2 Tết đến hết ngày 30/3 năm Nhâm Dần). Trong đó, lễ khai hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Ngoài ý nghĩa tâm linh, việc tổ chức lễ hội còn giúp thúc đẩy du lịch văn hóa của huyện Mỹ Đức cũng như Hà Nội.

Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/1/2022 của UBND TP Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, UBND huyện Mỹ Đức tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) năm 2022 đến khi có thông báo mới.

Theo Chỉ thị 03/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-dang-xin-y-kien-cho-phep-don-khach-vao-chua-huong-d5...

ĐT nữ Việt Nam được Hà Nội thưởng 1 tỷ đồng

Ngày 7/2, Thường trực Thành ủy Hà Nội họp, báo cáo về tình hình chung và công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, không khí vui xuân, đón Tết của người dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 rất khác biệt so với mọi năm; không bắn pháo hoa, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người, không khí năm mới kém sôi động hơn mọi năm.

Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng Đảng - mừng Xuân được tổ chức có trọng tâm, trọng điểm, góp phần làm cho cảnh quan, mỹ quan đường phố Thủ đô sáng - xanh - đẹp. Công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố được thiết kế theo mẫu mã, bố cục, màu sắc hợp lý.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, TP kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số ca nhiễm trung bình trong ngày giảm.

Nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới còn rất nhiều, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, ngay từ những ngày đầu năm phải bắt tay vào công việc với tinh thần quyết liệt, trong đó chú trọng công tác phục hồi sản xuất gắn phòng, chống dịch. Tiếp tục phân cấp, phân quyền và chuẩn bị sẵn sàng điều kiện cho các cơ sở y tế để sẵn sàng phục vụ nhân dân. Huy động các lực lượng tham gia ứng trực tại các Trạm y tế cơ sở.

Đối với lĩnh vực văn hóa, Bí thư Thành ủy chỉ rõ, bên cạnh việc đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho các địa phương tổ chức thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các di tích. Trong năm nay, TP phải cố gắng để khởi công dự án xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại huyện Đông Anh và tiến hành các thủ tục hạ giải nhà pháo binh xây dựng từ thời Pháp để triển khai dự án phục dựng Điện Kính Thiên.

Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; tổ chức mở lại các dịch vụ trong đó có du lịch, các địa điểm tham quan, di tích văn hóa, tâm linh; rà soát triển khai tốt công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31.

Tại cuộc họp, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương, TP Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam 1 tỷ đồng vì thành tích xuất sắc giành vé tham dự giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 - FIFA Women's World 2023.

Trước đó, ĐT nữ Việt Nam đã đánh bại ĐT nữ Thái Lan và nữ Đài Bắc Trung Hoa tại lượt trận play-off qua đó lần đầu tiên trong lịch sử giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 - FIFA Women's World 2023.

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 của ĐT nữ Việt Nam trước nữ Đài Bắc Trung Hoa để giành vé dự Women's World 2023 vào chiều 6/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi toàn thể cầu thủ và ban huấn luyện ĐT bóng đá nữ Việt Nam.

Chủ tịch nước chia sẻ niềm tự hào về tinh thần quả cảm các “nữ chiến binh áo đỏ” và đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cùng các cơ quan liên quan xem xét để có hình thức khen thưởng xứng đáng cho đội tuyển vì đã đạt được thành tích đặc biệt này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thưởng cho đội tuyển 4 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Người đứng đầu Chính phủ đồng thời lên lịch tiếp thầy trò ông Mai Đức Chung sau khi đội tuyển trở về Việt Nam.

Nguồn: http://danviet.vn/dt-nu-viet-nam-duoc-ha-noi-thuong-1-ty-dong-5020227216148295.htm

Dừng tổ chức chợ Viềng, du khách vẫn về dâng lễ, cầu lộc đầu năm ở Phủ Dầy

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định về việc tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội Xuân Nhâm Dần 2022 trên địa bàn; để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản đã có công văn thông báo về việc tạm dừng tổ chức chợ Viềng Xuân năm 2022.

UBND huyện Vụ Bản yêu cầu các xã, thị trấn: Thị trấn Gôi; Kim Thái; Trung Thành thực hiện giải tỏa các hành lang giao thông trên các địa bàn và các trục quốc lộ; không để tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, bán cây, hàng quán, gây ùn tắc, cản trở giao thông, đặc biệt là tuyến QL10, QL37B, khu vực Đền thờ Liệt sỹ huyện đến sân vận động huyện, QL38B – đường xuống Phủ Vân Cát đi xã Kim Thái...

Tuy không tổ chức chợ Viềng, nhưng để đáp ứng nguyện vọng và truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân đi lễ đầu năm mới cầu bình an, chính quyền địa phương tạo điều kiện các đền, phủ, chùa, lăng trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy vẫn được đón du khách về tham quan lễ Mẫu và thực hành các nghi lễ bình thường.

Du khách vẫn về dâng hương, cầu lộc đầu năm ở Phủ Dầy.

Du khách vẫn về dâng hương, cầu lộc đầu năm ở Phủ Dầy.

Chợ Viềng Nam Định là lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới hằng năm, cứ vào đêm ngày mùng 7, rạng sáng ngày mùng 8 tháng Giêng (âm lịch) tại Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái và kéo dài đến xã Trung Thành và thị trấn Gôi huyện Vụ Bản (đây là chợ Viềng chính của tỉnh Nam Định).

Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi", do đó, rất đông khách tham quan từ khắp nơi đổ về phiên chợ độc đáo và đặc sắc tổ chức chỉ 1 phiên trong năm này.

Tuy nhiên, đây là năm thứ 2 do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vì vậy chính quyền và nhân dân địa phương quyết định không tổ chức họp chợ để phòng, chống dịch bệnh.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dung-to-chuc-cho-vieng-du-khach-van-ve-dang-le-cau-loc-dau-...

Bài văn tả mẹ bán hàng online của học sinh tiểu học khiến cộng đồng mạng điêu đứng
Những dòng văn của bé trai không chỉ khiến người mẹ cảm động mà cộng đồng mạng cũng phải tan chảy.

Bài văn lạ

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cư dân mạng