Từ trưa 30 tết cho đến tối, thông tin lần lượt được khoanh lại và nghi can gây án lần lộ diện, đó là Nguyễn Hữu Tình, 18 tuổi, quê quán An Giang, người làm công nhà ông Chinh.
Lần theo dấu vết nghi can sát hại 5 người trong 1 gia đình
Sau khi khám nghiệm hiện trường vụ 5 người trong gia đình ông Mai Xuân Chinh (46 tuổi, quê Thanh Hóa) bị sát hại tại nhà 131, đường số 7, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân được phát hiện trưa 30 Tết, Ban chuyên án đã xác định được nhiều thông tin quan trọng.
Ban chuyên án nhận định hung thủ chỉ có thể là người quen trong gia đình nên Ban chuyên án phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự-Bộ Công an tập trung vào khai thác những người liên quan đến gia đình các nạn nhân, những mối mâu thuẫn hiềm khích trong thời gian gần đây.
Qua khám nghiệm hiện trường, Ban chuyên án xác định, tài sản cũng không bị mất nhiều, duy nhất chỉ có chiếc AirBlade của ông Chinh là không có ở hiện trường.
Tình bị di lý về TP Hồ Chí Minh
Từ trưa 30 tết cho đến tối, thông tin lần lượt được khoanh lại và nghi can gây án lần lộ diện, đó là Nguyễn Hữu Tình, 18 tuổi, quê quán An Giang, người làm công nhà ông Chinh.
Các đội điều tra thu nhiều dấu vết đặc định như vân tay, mẫu máu, ADN của Tình. Tuy nhiên Tình chỉ mới đến cơ sở của ông Chinh làm hơn 1 tháng, không có giấy tờ tùy thân, hồ sơ xin việc lưu ở cơ sở ông Chinh nên các tổ công tác đã lần theo các mối quan hệ của Tình. Tình từng ở quận Tân Phú và huyện Bình Chánh trước khi đến làm cho gia đình ông Chinh.
Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang dư luận vào ngày cuối năm nên Thiếu tướng Phan Anh Minh-Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đích thân xuống hiện trường chỉ đạo các lực lượng tích cực điều tra.
Cuối cùng thì toàn bộ thông tin về nghi can được xác định, Tình quê quán ở An Giang. Ngay trong đêm giao thừa các chiến sĩ hình sự đã lên xe hướng về huyện Tri Tôn, An Giang. Một số tổ công tác khác đến các cửa khẩu biên giới để đón lõng nếu như Tình cố tình trốn ra khỏi Việt Nam.
Khi các trinh sát về đến quê của Tình thì nhiều người cho hay khoảng 23h đêm 30 tết thấy Tình vội vã lên xe rời nhà đi về hướng Long An.
Theo chân cấp cứu 115 ngày Tết: Những bước chân tất bật cứu người
19 giờ ngày 29 Tết, những nhân viên y tế tại Trung tâm Cấp cứu 115 vẫn tất bật với những cuộc gọi về liên tiếp. Thậm chí trong suốt thời gian 1 giờ đồng hồ, họ không dừng lại được chút nào vì máy trên tay chưa dập xuống, máy dưới bàn đã kêu.
Một nhân viên tên Hoa nói với chúng tôi: "Giờ này họ mới ăn uống xong rồi ra đường nên dễ va chạm và khi xảy ra việc, nơi đầu tiên họ gọi tới là 115”.
Điện thoại tổng đài 115 liên tục đổ chuông dù đã là đêm 29 Tết.
Chị Hoa chưa dứt lời, đầu dây bên kia là một cuộc gọi đến từ Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, một nam thanh niên bị tai nạn giao thông bị thương rất nặng đang cần cấp cứu, người gọi điện đến không phải là người nhà, bạn bè của người bị nạn mà chỉ là một người đi đường.
“Anh hãy miêu tả cho em đường nơi xảy ra tai nạn để chúng em đến được nhanh nhất có thể….Anh là người đi đường ạ! Thế mong anh giúp đỡ hay mở máy và đợi 115 đến anh nhé. Vì chúng bên em sẽ phải liên hệ vào số anh, người đầu tiên gọi đến”, chị Hoa nói như “van xin” tới người đi đường tốt bụng vừa gọi tới 115.
Vì sao lại có quan niệm: “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), câu "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" trong quan niệm dân gian là ám chỉ đây là ngày “Tam nương”, không may mắn cho việc khởi sự hay xuất hành.
Tiến sĩ Vịnh giải thích rằng, theo sự tích về ngày Tam nương thì mỗi 1 tháng (tính theo lịch âm) có tận 6 ngày Tam nương chứ không chỉ ngày 3, ngày 7. Cụ thể còn có thêm 4 ngày 13, 18, 22, 27.
Thứ nhất, theo lịch âm cứ 29,5 ngày là 1 vòng mặt trăng đi xung quanh trái đất nên khó chọn ngày nên người xưa mới chọn tháng 29 ngày là tháng thiếu, tháng 30 ngày là tháng đủ. Người ta nghĩ rằng số chẵn là tốt nên việc trong nhà thì dùng số chẵn, những việc bên ngoài thì dùng số lẻ.
Thứ hai, do ảnh hưởng của đạo giáo thần tiên nên không chỉ 6 ngày Tam nương mà còn có cả 3 ngày Nguyệt kỵ: ngày 5, 14, 23. Trong đạo giáo, đạo mẫu các ngày này là ngày các quan đi tuần nên dân phải tránh.