"Cho đến giờ thai của em tôi cũng đã được 14 tuần, quá lớn không thể bỏ được nên hướng tiếp theo của gia đình sẽ là để em tôi sinh cháu bé ra và nuôi dưỡng", chị Đặng Thị Định - chị dâu của nữ sinh 13 tuổi chia sẻ.
Hé lộ tin bất ngờ vụ thầy giáo làm nữ sinh 13 tuổi mang bầu
Sáng 5/8, trao đổi với Infonet, chị Đặng Thị Định - chị dâu của nữ sinh H. (13 tuổi, bị thầy giáo Nguyễn Việt Anh làm có bầu) cho hay: “Bây giờ đã có kết quả xét nghiệm AND thai nhi, kết quả xác định ADN thai nhi và ADN của thầy giáo Việt Anh trùng khớp đến 99,99%. Kết quả được giám định từ Viện pháp y Trung ương.
Cho đến giờ thai của em tôi cũng đã được 14 tuần, quá lớn không thể bỏ được nên hướng tiếp theo của gia đình sẽ là để em tôi sinh cháu bé ra và nuôi dưỡng.
Hiện tại em H. đã nghỉ học ở nhà, em rất ít giao tiếp với mọi người và tinh thần không được ổn định. Vấn đề ăn uống của em ấy cũng rất kém.
Thầy giáo Nguyễn Việt Anh.
Phía gia đình thầy giáo hiện vẫn không có động thái nào thể hiện trách nhiệm với đứa trẻ trong bụng em tôi.
Thực sự mà nói, tương lai của đứa bé trong bụng và em tôi rất bế tắc. Em mới là học sinh lớp 8, còn quá nhỏ để có thể làm mẹ. Tôi là chị dâu của em cũng đang mang bầu và không có công việc ổn định, chồng tôi đi làm nương rẫy lo cho cả em gái và mẹ chồng ốm yếu.
Hiện tại hai vợ chồng vẫn giấu mẹ kết quả xét nghiệm AND vì không muốn mẹ chồng tôi phải suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe”.
>> Xem thêm: Vợ thầy giáo bị tố hiếp dâm bé gái 13 tuổi: 'Tôi mất ăn mất ngủ vì chồng'
Tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế: Các tỉnh thành xem xét thời điểm điều chỉnh phù hợp
Theo đó, văn bản của bộ Y tế nêu rõ hiện nay có 7 tỉnh, thành phố (Sơn La, Yên Bái, Thanh Hoá, Hưng Yên, Đồng Tháp và thành phố Hà Nội) đã ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân về việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế theo mức giá quy định của thông tư 37.
Mặc dù, thực hiện mức giá theo thông tư 37 chỉ tác động đến khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT và nhiều tỉnh sẽ tác động đến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) giảm. Tuy nhiên, để tránh việc tác động đến tâm lý người dân trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và giá điện thời gian qua, bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố (chưa có nghị quyết của HĐND về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo thông tư 37) giao sở Y tế phối hợp với cục Thống kê địa phương, trường hợp tác động tăng CPI của địa phương thì tạm thời chưa quyết định mức giá theo quy định của thông tư 37 mà xem xét quyết định ở thời điểm phù hợp.
Bộ Y tế cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và nắm được việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng cho người không có thẻ BHYT, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là: Xoá bỏ bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của nhà nước; Chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Văn bản của bộ Y tế nêu rõ hiện nay có 7 tỉnh, thành phố (Sơn La, Yên Bái, Thanh Hoá, Hưng Yên, Đồng Tháp và thành phố Hà Nội) đã ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân về việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế theo mức giá quy định của thông tư 37.
Ngoài ra cần tuyên truyền rõ khi thưc hiện mức giá theo Thông tư số 37 thì số lượng dịch vụ tăng giá, nhiều hơn số lượng dịch vụ giảm giá. Tuy nhiên các dịch vụ tăng giá có mức tăng rất thấp trong khi các dịch vụ giảm giá có mức giảm sâu hơn và tỉ lệ sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
Đồng thời, chỉ đạo của bộ Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của bộ Y tế tại chỉ thị 847/CT-BYT ngày 21/8/2018 về các giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như: Tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân (Do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân).
Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt các nội dung nêu trên về việc triển khai thông tư có hiệu quả đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bé gái 3 tháng tuổi bị bỏ rơi và lá thư từ biệt của người mẹ
Ngày 8/5, thông tin từ UBND thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn có một bé gái bị bỏ rơi, hiện chính quyền đã phát thông báo tìm người thân, nếu quá thời gian quy định thì sẽ làm thủ tục cho người nào nhận nuôi cháu bé.
Theo đó, vào khoảng 8h (ngày 7/5), một phụ nữ khoảng 30 tuổi bế theo bé gái vào Trung tâm y tế huyện Anh Sơn (Nghệ An) và nhờ một người khác bế với lý do "có việc gấp". Đến trưa không thấy bà mẹ quay trở lại, người trông cháu bé đã báo với Trung tâm.
Bé gái bị bỏ rơi tại Trung tâm y tế huyện Anh Sơn.
Các bác sỹ kiểm tra túi đồ do người phụ nữ để lại thì phát hiện ngoài ít bộ quần áo, bình sữa thì còn một lá thư tay viết vội với nội dung: “Do bệnh tật của em quá hiểm nghèo, em không thể nuôi con được, vậy em để lại đây nhờ chị giúp đỡ em nuôi cháu. Em không có gì để lại đồ quần áo và ống sữa chị cho uống giúp em. Từ biệt con”.
Qua thăm khám, bác sĩ xác định bé gái khoảng 3 tháng tuổi, nặng 5 kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Hiện nhiều người đã liên lạc với chính quyền địa phương mong muốn nhận bé gái làm con nuôi.