Khi nhìn thấy thi thể con người mẹ đã khóc ngất khiến những người chứng kiến không thể cầm lòng xót xa.
Mẹ khóc ngất bên thi thể con trai 8 tuổi tử vong sau va chạm xe tải
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào trưa ngày 27-11 tại giao lộ Bùi Văn Hòa - Phan Đăng Lưu (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Theo thông tin ban đầu vào lúc 11 giờ cùng ngày cháu TLV (14 tuổi) chở em ruột TLP (8 tuổi) bằng xe đạp điện lưu thông trên đường Bùi Văn Hòa.
Khi đến giao lộ Phan Đăng Lưu thì xe của cháu V xảy ra va chạm với xe tải thùng biển số 60C-132.31 đang rẽ từ đường Bùi Văn Hòa vào đường Phan Đăng Lưu.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm. Ảnh: AX.
Chiếc xe tải đã cuốn xe đạp điện vào gầm khiến bé trai 8 tuổi tử vong tại chỗ, còn chị gái được người dân đưa đi cấp cứu.
Nhận được tin dữ, người mẹ của đứa trẻ đã ra hiện trường nhìn thi thể con khóc ngất khiến những người chứng kiến không thể kìm lòng xót xa. .
Người dân cho biết, đường Bùi Văn Hòa có quy hoạch mở rộng đã hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay lưu lượng phương tiện tham gia rất đông thường xuyên kẹt xe.
Đường kết nối các khu công nghiệp Biên Hòa, khu công nghiệp Long Bình, kho cảng… nên rất nhiều xe tải lưu thông nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông thương tâm.
Luật Căn cước được thông qua, có phải làm lại căn cước mới?
Sáng 27-11, với 431/468 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.
Quá trình thảo luận về dự án Luật Căn cước, một số đại biểu cho rằng thời gian đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ.
Tuy nhiên, UBTVQH cho biết việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Do đó, UBTVQH nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân nên đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước.
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Căn cước.
Sau khi Luật Căn cước được thông qua, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước, thẻ căn cước và một số thay đổi trên thẻ căn cước mới khiến một số bạn đọc băn khoăn về giá trị sử dụng của thẻ CCCD và CMND đã cấp trước đó có được tiếp sử dụng hay không?
Thẻ CCCD được cấp trước đó. Ảnh: HUỲNH THƠ
Trả lời thắc mắc này, tại điều 46 Luật Căn cước vừa được thông qua đã có quy định rất rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu.
CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, thẻ CCCD vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.
Thẻ CCCD quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này.
Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, thẻ CCCD trong giấy tờ đã cấp.
Tin vui cho người dân về quê ăn Tết Nguyên đán 2024
Liên quan đến phương tiện di chuyển để người dân về quê ăn Tết Nguyên đán 2024, sau hơn một tháng mở bán vé tàu Tết Âm lịch 2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo vẫn còn nhiều chỗ phục vụ hành khách dịp này.
Theo đó, ngành đường sắt bắt đầu bán vé tàu Tết Nguyên đán 2024 kể từ ngày 20/10/2023 với tổng số vé cung ứng là 200.000 vé. Đến cuối tháng 11, ngành đường sắt đã bán trên 81.000 vé. Như vậy, hiện vé tàu Tết 2024 vẫn còn khoảng 119.000 chỗ.
Đại diện ngành đường sắt cho hay, vé tàu Tết Giáp Thìn 2024 còn ở tất cả các tuyến, các ngày.
Ngành đường sắt cũng thông báo hiện đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để hỗ trợ hành khách đi tàu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cụ thể, giảm 3% giá vé tàu Tết cho các đoàn tàu xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 8/2/2024 (tức ngày 29/12 âm lịch) và đi từ 1.000km trở lên.
Giảm 5% giá vé tàu Tết Nguyên đán 2024 lượt về cho hành khách mua vé khứ hồi.
Giảm từ 2% đến 8% giá vé cho tập thể từ 10 người trở lên đi tàu trong khoảng thời gian từ 26/1/2024 đến ngày 31/1/2024 đối với đoàn tàu số chẵn. Giảm giá từ ngày 19/2/2024 đến ngày 26/2/2024 đối với đoàn tàu số lẻ.
Hướng dẫn viên du lịch được giảm 90% giá vé loại chỗ ghế ngồi hoặc giường nằm khoang 6, giảm 30% loại chỗ nằm khoang 4.
Đặc biệt, sinh viên sẽ được giảm từ 10% đến 20% giá vé tàu Tết Nguyên đán 2024 tùy theo ngày đi tàu.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng áp dụng giảm giá cho các đối tượng chính sách xã hội như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tất nặng, người cao tuổi, trẻ em, đoàn viên công đoàn, hành khách có thẻ khách hàng...
Hành khách có nhu cầu mua vé tàu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 liên hệ tại các nhà ga, qua các website bán vé, trên các ứng dụng ví điện tử, app bán vé tàu và qua tổng đài bán vé.
Cuối năm vỉa hè lại bị xới tung khiến người dân ngán ngẩm
Ghi nhận của PV, thời điểm cuối năm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội, vỉa hè lại bị đào xới để lát lại, làm gờ đường, cống thoát nước, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh của người dân
Theo đó, các tuyến phố như Tô Hiệu, Trần Thái Tông, Nguyễn Văn Huyên, Khuất Duy Tiến (TP Hà Nội)... vỉa hè đều bị đào xới lên để lát lại
Việc đào xới, lát đá vỉa hè kéo dài đang ảnh hưởng lớn đến các hộ dân
Ghi nhận trên đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), công nhân đã tháo dỡ, đào xới toàn bộ phần đá vỉa hè cũ để chuẩn bị thay thế bằng lớp đá mới
Đất đá ngổn ngang, vỉa hè nhiều nơi biến thành "bẫy" đối với người đi đường
Theo nhiều người dân sinh sống quanh khu vực này, việc vỉa hè liên tục bị đào xới, thi công trì trệ đã khiến việc kinh doanh của nhiều cửa hàng bị đảo lộn. “Không có lối lên xuống, gạch đá ngổn ngang di chuyển khó khăn khiến khách hàng cũng không muốn vào cửa hàng để mua đồ”- một chủ cửa hàng tại đây chia sẻ
Vỉa hè lại trở thành công trường khiến người dân di chuyển khó khăn
Vật liệu xây dựng tập kết ngổn ngang gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt của người dân dọc tuyến phố
Đoạn dài vỉa hè đã bị bóc dỡ toàn bộ phần đá cũ đang chờ lát đá mới
Người dân tập thể dục xuống lòng đường chạy bộ vì vỉa hè đang trở thành công trường
Đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) cũng rơi vào tình trạng tương tự
Vật liệu xây dựng chất đống trên đường Trần Thái Tông nhiều ngày qua gây khó khăn cho phương tiện qua lại