Tin tức 24h: Nỗi ám ảnh của người phụ nữ bầu 7 tháng bị chồng bạo hành như thời Trung Cổ

H.A - Ngày 05/06/2023 19:00 PM (GMT+7)

Người phụ nữ quê Kiên Giang mang bầu 7 tháng bị chồng bạo hành dã man nhớ lại: "Anh Luân đánh tôi bất kể ngày hay đêm. Có lần, tôi không vay được tiền, anh ấy bế con vứt xuống ao. Khi về đến quê đẻ, tôi như chết đi được sống lại...".

Gần 1 tháng qua, câu chuyện chị B.T.T.G (SN 1987, quê Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) hiện đang trú tại thôn Quỳnh Khê 2, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, Hải Dương bị chồng là Trần Văn Luân (SN 1986) bạo hành dã man khiến trên cơ thể xuất hiện nhiều vết thương vẫn khiến dư luận chưa hết xôn xao, bất bình.

Ngay khi trở về Kiên Giang tối 10/5, chị G. đã tố cáo hành vi của người chồng lên mạng xã hội. Sau đó, cơ quan chức năng huyện Kim Thành và xã Kim Xuyên (quê chồng) nhanh chóng vào cuộc tiến hành xác minh điều tra, làm rõ.

Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Thành đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Trần Văn Luân về tội "Hành hạ vợ" quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015.

Niềm vui lớn nhất của chị G. lúc này là đã đón được con trai về.

Niềm vui lớn nhất của chị G. lúc này là đã đón được con trai về.

Trò chuyện với PV Báo Sức khỏe và Đời sống sau khi trở lại Hải Dương, chị G. chưa hết ám ảnh, hoang mang về những tháng ngày chung sống cùng chồng. Trên gương mặt, tay, chân… vẫn hằn in thương tích bạo hành dã man như thời "Trung Cổ".

"Anh Luân đánh tôi bất kể ngày hay đêm. Có lần, tôi không vay được tiền, anh ấy bế cháu (con chung giữa 2 người) vứt xuống ao, may mắn sau đó được chị cả (con của người vợ đầu với Luân) vớt lên. Do đó, ngay khi từ Hải Dương về đến quê đẻ Kiên Giang, tôi như chết đi được sống lại...", chị G. kể.

Chị G. trò chuyện với PV Báo Sức khỏe và Đời sống.

Chị G. trò chuyện với PV Báo Sức khỏe và Đời sống.

Trước câu hỏi vì sao bị bạo hành trong thời gian dài như vậy mà không trình báo chính quyền, chị G. tâm sự: "Lúc đó tôi không thể kêu cứu và hô hoán, vì mỗi lần đánh, anh Luân thường trói chân, trói tay, nhét giẻ vào mồm tôi. Trong khi tôi về làm dâu sinh sống ở xã Kim Xuyên, anh Luân không cho tôi tiếp xúc với người bên ngoài, chỉ được sống trong khuôn viên ngôi nhà của mình; đến hàng xóm cũng không được tiếp xúc, điện thoại không được sử dụng. Tôi chỉ được dùng điện thoại trong lúc gọi hỏi vay tiền".

Chị G. không trách cứ gì bố mẹ chồng, bởi thời điểm lúc đầu lúc bị chồng đánh, ông bà có sang can ngăn, nhưng can không được nên ông bà đành chịu. Bây giờ mỗi khi nghĩ lại những tháng ngày bị chồng bạo hành, chị vẫn rất sợ hãi và luôn bị ám ảnh.

Bà Trần Thị Thanh Thảo - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hải Dương đến hỏi thăm, động viên chị G.

Bà Trần Thị Thanh Thảo - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hải Dương đến hỏi thăm, động viên chị G.

Theo chị G., trước khi trở ra Hải Dương, chị lo sợ bản thân không được an toàn và không được đón con về. Nhưng đến khi nhận được giấy mời của cơ quan Công an xã Kim Xuyên và Công an huyện Kim Thành, chị mới phần nào yên tâm.

"Lúc về đến Hải Dương, tôi nhận được sự quan tâm của cơ quan chính quyền, Hội Phụ nữ các cấp và được sự giúp đỡ của anh Nguyễn Đình Chiến (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ) trong việc đi lại, ăn uống, lúc làm việc với cơ quan công an nên đỡ lo lắng. Niềm vui lớn nhất của tôi bây giờ là đã đón được con về", chị G. nói.

Mong muốn lớn nhất của chị G. bây giờ là giải quyết ly hôn với chồng và nhờ cơ quan các cấp xử lý việc bản thân bị bạo hành đúng người, đúng tội. Qua sự việc này, chị cũng muốn nhắn gửi đến các chị em phụ nữ rằng, dù có ở trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng phải cố gắng tự mình bảo vệ mình.

img src/upload/2-2023/images/2023-06-05/1685964519-base64-16859309755679815202.png width660 /

Tin tức 24h: Nỗi ám ảnh của người phụ nữ bầu 7 tháng bị chồng bạo hành như thời Trung Cổ - 5

Những vết thương tích chằng chịt trên cơ thể chị G. bị chồng bạo hành.

Trước đó, Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, từ tháng 4/2021, Luân và chị G. kết hôn, chung sống tại thôn Quỳnh Khê 2, xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Do mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, Luân nhiều lần dùng tay, chân, lược chải tóc, dây thắt lưng bằng da một đầu có khóa bằng kim loại, dây nồi cơm điện, móc treo quần áo… đánh chị G., mặc dù thời điểm này chị G. đang mang thai 7 tháng.

Sẽ điều động nữ hiệu trưởng trường "nổi tiếng" Đắk Lắk sang trường khác

Ngày 5-6, ông Nguyễn Hữu Quát, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Chính trị, tư tưởng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Lắk, cho biết đang thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm bà Huỳnh Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, làm Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (cũng tại TP Buôn Ma Thuột).

Nữ hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An sẽ được điều chuyển làm hiệu trưởng trường khác

Nữ hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An sẽ được điều chuyển làm hiệu trưởng trường khác

Trước đó, tại văn bản phản hồi thông tin Báo Người Lao Động, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết lãnh đạo sở đã họp bàn về nhân sự, xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy TP Buôn Ma Thuột về chủ trương điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An và ngược lại.

Ngày 10-4, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk ban hành công văn đề cập chủ trương về công tác cán bộ và hướng dẫn Trường THPT Chu Văn An gửi 2 bộ hồ sơ để thẩm định trước ngày 22-4. Quá hạn nhưng chưa nhận được hồ sơ, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có văn bản yêu cầu Trường THPT Chu Văn An hoàn thành các loại hồ sơ theo quy định, gửi về sở trước ngày 1-6.

Theo ông Nguyễn Hữu Quát, đến ngày 1-6, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã nhận được hồ sơ của bà Huệ và đang thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm.

Trước đó, ngày 25-5, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản yêu cầu tập thể lãnh đạo Trường THPT Chu Văn An và bà Huệ nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm về những sai sót.

Như Người Lao Động đã phản ánh, năm 2020, Trường THPT Chu Văn An xảy ra hàng loạt sai phạm như: dạy học tăng tiết, cắt tiết không đúng quy định, thu tiền của phụ huynh trái quy định khiến phụ huynh bức xúc, báo chí phản ánh. Tháng 7-2020, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã kỷ luật bà Huệ với hình thức khiển trách do sai phạm trong công tác quản lý thực hiện quy chế chuyên môn và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đến năm 2021, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất và kết luận chỉ ra 12 sai phạm, vi phạm trong công tác chuyên môn, thu chi tài chính ở Trường THPT Chu Văn An. Trong đó, có những sai phạm như phải hủy kết quả kiểm tra lại đợt 2 đối với học sinh khối lớp 10 và 11, khiến phụ huynh bức xúc. 

NÓNG: Chính sách nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Ngày 3-6-2023, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, trong đó đề cập đến chính sách nghỉ hưu trước tuổi.

Theo đó, quy định về chính sách nghỉ hưu trước tuổi như sau:

1. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP ;

- Được trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP ;

- Được hưởng chế độ quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP .

3. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

5. Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

- Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân và chế độ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP .

Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20-7-2023; các chế độ, chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP được áp dụng đến hết ngày 31-12-2030.

Thi vào lớp 10 TP.HCM: Nguyên nhân khiến 8 thí sinh phải nhờ cán bộ viết bài hộ?

Theo báo Dân Trí, thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, toàn thành phố có 8 trường hợp bị gãy tay, phải có cán bộ coi thi viết hộ và 1 em phải sử dụng máy trợ thính.

Đối với các trường hợp này, các điểm thi phải bố trí cho thí sinh thi ở phòng thi riêng, có camera giám sát và ghi âm toàn bộ quá trình thi.

Các thí sinh cần hỗ trợ đặc biệt này thuộc các điểm thi ở huyện Hóc Môn, quận 3, 10, 12, Gò Vấp, TP.Thủ Đức và huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh.

Trong ngày đầu làm thủ tục thi (sáng 5/6), toàn TP.HCM có 461 thí sinh vắng mặt. Tuy nhiên, các thí sinh này vẫn có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 bình thường.

Lịch thi vào lớp 10 ở TP.HCM

Lịch thi vào lớp 10 ở TP.HCM

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, kỳ thi vào lớp 10 năm nay có 6.941 thí sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên.

Ngoài ra, còn có 1.147 thí sinh đăng ký vào lớp 10 tích hợp; 88.237 thí sinh chỉ đăng ký vào lớp 10 thường.

Đến nay, Sở GD&ĐT TP.HCM đã bố trí 158 điểm thi là những trường THCS, THPT có cơ sở vật chất tốt nhất thành phố để phục vụ cho kỳ thi vào lớp 10.

Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại TP.HCM năm 2023 sẽ diễn ra vào 2 ngày là 6/6 - 7/6.  Thí sinh sẽ dự thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (nếu chỉ đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường), cùng môn chuyên (nếu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 các trường, lớp chuyên).

Trong ngày 6/6, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn (buổi sáng) và môn Ngoại ngữ (buổi chiều). Thời gian làm bài thi hai môn này lần lượt là 120 phút và 90 phút.

7/6 là ngày thi môn Toán (buổi sáng) và môn chuyên/tích hợp (buổi chiều). Thời gian làm bài thi môn Toán là 120 phút, môn chuyên là 150 phút.

Từ ngày 12/6 - 17/6, ban chấm thi sẽ chấm thi. Dự kiến đến ngày 20/6, kết quả thi sẽ được công bố. Các đơn vị có học sinh lớp 9 bắt đầu nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh từ ngày 21/6 - 24/6.

Cũng trong ngày 24/6, Sở GD&ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn tuyển sinh THPT chuyên, tích hợp và kết quả tuyển thẳng. Đến ngày 10/7, sở công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 và danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.

Cô dâu chú rể vào phòng tân hôn rồi không thấy trở ra, người nhà đau đớn khi ập vào phòng
Cô dâu và chú rể vào phòng tân hôn từ tối hôm trước nhưng đến tận chiều hôm sau, người thân vẫn không thấy họ trở ra.

Tin tức 24h

H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h