Cho rằng khi mang bầu uống nhiều caxi, vitamin sẽ tốt cho thai nhi…nhưng điều đó lại là một sai lầm khiến người mẹ trẻ rất hối hận.
Sau nửa năm điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, con chị Hoàng Thị Lan (ở Hà Nội, 29 tuổi) là cháu Trần Thị Trúc Lâm dù đã 19 tháng nhưng vẫn chưa biết lẫy, biết bò vì bị bại não. Ngồi bên cạnh con, chị Lan tay vừa xoa bóp cho con, vừa tự trách mình: “Tất cả là do tôi, khiến con mới ra nông nỗi này”.
Theo lời kể của người mẹ này, Trúc Lâm là con đầu của hai vợ chồng, nên khi mang bầu được cả hai gia đình quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, hễ nghe ai mách loại thuốc bổ nào tốt cho mẹ và thai nhi là chị dùng hết.
Những đứa trẻ bại não sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận động.
Đặc biệt, chị uống bổ sung nhiều vitamin D, canxi, cũng như ăn nhiều thực phẩm có chứa 2 chất này.
Rồi niềm vui cũng đã đến với gia đình, khi Trúc Lâm chào đời với cân nặng 3.6kg. “Khi chào đời con tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác, thậm chí thóp của cháu còn phát triển nhanh hơn khi kín gần hết nên mọi người cũng khá yên tâm.
Tuy nhiên, khoảng 3 – 4 tháng đầu cháu khóc rất nhiều, nhưng mọi người chỉ nghĩ cháu khóc dạ đề nên thay nhau chăm sóc. Đến tháng thứ 6 cháu vẫn khóc, không thấy phát triển vận động…Khi đó tôi mới đưa con vào viện nhi khám thì các bác sĩ kết luận con tôi bị bại não”, chị Lan kể lại.
Những hình ảnh phản cảm của người hâm mộ, khi U23 Việt Nam vào bán kết
Chiến thắng lịch sử của đội tuyển U23 Việt Nam ở vòng tứ kết giải U23 châu Á khiến người hầm mộ cả nước vui mừng khôn xiết, ở các thành phố lớn người dân đổ ra đường, thức thâu đêm để ăn mừng chiến thắng của các cầu thủ.
Ghi nhận tại Hà Nội cho thấy, đa số cổ động viên ra đường với niềm vui chiến thắng và hô vang các khẩu hiệu "Việt Nam chiến thắng", "Việt Nam vô địch"...Nhưng bên cạnh những hình ảnh đẹp đó vẫ còn có một số người bất chấp nguy hiểm để ăn mừng theo cách của riêng mình, điều đó phần nào làm xấu đi hình ảnh của người hâm mộ.
cách một số bạn trẻ ăn mừng rất phản cảm
Hàng nghìn người dân ở Hà Nội đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, khiến giao thông tắc cục bộ ở một số tuyến phố. Tại Ngã Tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, chiếc xe buýt chấp nhận đứng chôn chân 3 tiếng đồng hồ tại chỗ.
Người mẹ mỏi mòn ngóng tin con trai 10 năm sau ngày đi ăn cưới định mệnh
Trong lần thay mặt mẹ đi ăn cỗ cưới của người họ hàng, chàng thanh niên ấy đã không trở về nhà, mặc dù được người thân cùng người mẹ đi tìm khắp nơi.
Hơn 10 năm qua, câu chuyện về bà Nguyễn Thị Dưỡng (65 tuổi, trú tại xóm 4, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định) sống đơn côi trong căn nhà cấp bốn sập xệ ngóng chờ tin con trai mất tích khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa. Có lẽ, họ không chỉ thương cho số phận hẩm hiu, khốn khó về lúc tuổi già của bà mà xót xa với cuộc sống hiện tại.
Trong căn nhà hơn chục mét vuông không có gì đáng giá ngoài đống quần áo cáu bẩn, cũ kỹ và ít đồ đạc vất ngổn ngang, bà Dưỡng vẫn không tin con trai của mình cho đến lúc này vẫn chưa về nhà sau chuyến đi ăn cưới người thân và bà tin rằng, con trai mình sẽ trở về, nhưng sự chờ đợi ấy gần như trong vô vọng.
Bà Dưỡng trong căn nhà xập xệ trông ngóng sự trở về của người con trai. Ảnh: Đức Tùy
Bà Dưỡng kể, năm 2003, bà nhận được điện thoại của cô em chồng nói tổ chức đám cưới cho con nên mời mẹ con bà lên Vĩnh Phúc dự. Đợt đó đúng vào vụ cấy nên bà Dưỡng không đi được mà để cho anh Bùi Văn Thu (SN 1975, con trai bà Dưỡng) đi. “Lúc Thu đi, tôi đưa tiền, vừa để mừng đám cưới vừa để đi tàu xe. Thu cầm tiền thì bảo với tôi: “Con chỉ đi hai hôm thôi rồi sẽ về cấy cùng mẹ. Nhà mình không nhiều ruộng nên mẹ không phải cố quá đâu”. Vậy mà Thu đi miết hơn 13 năm rồi chưa về. Ai mà tin được đó lại là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy mặt con”, bà Dưỡng cho biết.